Bài toán đau đầu nhất với mỗi doanh nghiệp đó chính là làm sao để tạo ra lợi nhuận. Để làm được điều đó, buộc chủ đầu tư phải xây dựng một mô hình kinh doanh hay còn gọi là business model. Cùng Meey Ads tìm hiểu chi tiết hơn về Business model là gì, các dạng business model và tầm quan trọng của chúng nhé.
Business Model là gì?
Business model là gì? Là một khái niệm trừu tượng của chuyên ngành kinh tế, có thể hiểu là mô hình kinh doanh. Hiểu đơn giản là dự đoán doanh thu và chi phí, từ đó giúp cho doanh nghiệp đưa ra được mục tiêu, các giải pháp chiến lược tiếp thị sao cho hiệu quả và tối ưu nhất.
Mô hình kinh doanh hay còn được gọi với tên tiếng anh là Business Model
Business Model đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mô hình kinh doanh của một công ty hay doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nhìn vào đó sẽ có cái nhìn tổng thể về sản phẩm, lợi thế cạnh tranh, chiến lược cũng như triển vọng trong tương lai. Việc nắm bắt rõ về mô hình kinh doanh giúp chủ đầu tư nắm rõ hơn về dữ liệu tài chính, từ đó mang đến những phương án hiệu quả, phù hợp với mục đích đầu tư của mình.
=>>> Xem thêm: Top 10 Cuốn Sách Kinh Doanh Online Hay Đáng Đọc Nhất!
Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là cầu nối trung gian trong việc kết nối giữa lĩnh vực đầu vào kỹ thuật và đầu ra kinh tế. Để thực hiện được điều này, cần phải đảm bảo các yếu tố dưới đây:
Sơ đồ mô hình kinh doanh
1. Khu vực hoạt động
Khu vực hoạt động bao gồm: Nguồn lực chính, mạng lưới đối tác và các hoạt động chính. Mỗi bộ phận lại đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau, cụ thể:
- Các nguồn lực chính: Doanh nghiệp muốn thành công thì phải có nguồn năng lực cốt lõi nhất định. Chính nguồn lực này tạo nên những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đó.
- Mạng lưới đối tác: Là các đơn vị có mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, cùng nhau chia sẻ, bổ sung nguồn lực cho nhau, tạo ra năng lực cạnh tranh bổ sung mới.
- Các hoạt động chính: Trong mô hình kinh doanh, các doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động chủ chốt. Đơn vị có thể tự làm hoặc hoặc thông qua mạng lưới đối tác khác.
2. Khu vực sản phẩm/dịch vụ
Đây là khu vực bao gồm nhân tố đề xuất về giá trị của sản phẩm/dịch vụ. Đề xuất giá trị này sẽ phác họa ra những gói sản phẩm/dịch vụ cụ thể phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Điều này sẽ kích thích khách hàng bỏ tiền ra sở hữu.
3. Khu vực khách hàng
Khu vực khách hàng sẽ bao gồm 3 nhân tố: Phân đoạn khách hàng mục tiêu, Kênh phân phối và quan hệ khách hàng.
- Phân đoạn khách hàng mục tiêu: Là tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Đây là yếu tố quyết định tới sự tồn tại của đơn vị. Chính vì thế mô hình kinh doanh cần phải xác định rõ được phân khúc khách hàng cũng như nhu cầu của họ.
- Kênh phân phối: là kênh mà doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ. Chúng đóng vai trò cần thiết trong việc thiết kế mô hình kinh doanh. Một kênh phân phối hiệu quả mang tới những lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp.
- Quan hệ khách hàng: là hình thức kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, đây chính là điều cốt yếu để thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng. Phân khúc khách hàng khác nhau sẽ có mong muốn khác nhau về mối quan hệ với doanh nghiệp.
4. Khu vực tài chính
Khu vực tài chính sẽ bao gồm 2 yếu tố đó là: cấu trúc chi phí và doanh thu, cụ thể như sau:
- Cấu trúc chi phí: Bao gồm những chi phí cần thiết mà doanh nghiệp cần phải trả trong quá trình vận hành mô hình kinh doanh.
- Doanh thu: là nguồn mà doanh nghiệp sẽ thu được từ các phân khúc khách hàng khác nhau.
Vì sao mô hình kinh doanh lại quan trọng?
Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị mới thành lập. Bởi chúng sẽ xác định được vị trí của doanh nghiệp bạn trên thị trường, đưa ra những việc cần làm để đạt được kết quả như mong đợi. Có thể coi đây là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
Một công ty mới thành lập chắc chắn việc đầu tiên cần làm đó là xây dựng mô hình kinh doanh để đánh giá tiềm năng của sản phẩm, đưa ra chiến lược phù hợp. Việc xây dựng mô hình kinh doanh giúp các các nhà đầu tư phải suy nghĩ sâu xa trên mọi khía cạnh, từ đó hiểu rõ hơn về khách hàng cũng như sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp ra thị trường.
Làm thế nào để bạn biết mô hình kinh doanh của bạn sẽ thành công?
Một mô hình kinh doanh được đánh giá là thành công thông qua xem xét tổng lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Lợi nhuận gộp là tổng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán. So sánh lợi nhuận gộp của một công ty với đối thủ cạnh tranh cùng ngành sẽ làm sáng tỏ hiệu quả và thành công của mô hình kinh doanh đó.
Các mô hình kinh doanh phổ biến
Kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, vì thế mà business model cũng trở nên đa dạng hơn nhiều. Dưới đây là các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay:
Mô hình sản phẩm đến dịch vụ
Là mô hình có thể sử dụng kinh doanh cả sản phẩm lẫn dịch vụ, cho phép người bán đưa ra danh sách các mặt hàng đồng thời cung cấp cho người mua các công cụ kết nối với doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh này mang lại nhiều nguồn thu nhập khác nhau, cụ thể là dịch vụ bổ sung để quảng cáo sản phẩm bên bán, đảm bảo mang lại sự an tâm cho người mua.
Mô hình nhượng quyền
Đây là mô hình quen thuộc trong mảng nhà hàng dưới hình thức giao dịch công thức để bắt đầu và quản lý một công ty thành công của người khác. Hay có thể hiểu theo cách đơn giản là doanh nghiệp sẽ bán đi một công thức kinh doanh thành công được phát triển bởi họ cho một người khác gọi là nhượng quyền.
Mô hình phân phối
Mô hình nhà phân phối là hình thức các doanh nghiệp trực tiếp mua lại các sản phẩm từ nhà sản xuất, phân phối lại cho các đại lý sau đó tới tay khách hàng.
Mô hình nhà sản xuất
Các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng, sau đó đem bán cho người tiêu dùng hoặc thông qua các trung gian phân phối để tiêu thụ hàng hóa.
Mô hình nhà bán lẻ
Mô hình nhà bán lẻ là hình thức kinh doanh hướng vào đối tượng người tiêu dùng cá nhân và họ thực hiện việc mua đơn hàng nhỏ lẻ với số lượng ít.
Business model roadmap là gì?
Business model roadmap là một bản thông tin chỉ dẫn hướng đi, tầm nhìn chiến lược, đưa ra những ưu tiên của sản phẩm theo thời gian. Chúng được dùng để truyền đạt định hướng, và tiến độ phát triển sản phẩm tới đội nhóm bên trong tổ chức lẫn các stakeholders ở bên ngoài.
=>>> Xem thêm: Phần Mềm Tăng Like Xface.vn - “Cứu cánh” Facebook Của Bạn Thêm Ấn Tượng
Mối liên hệ giữa Product Roadmap, Product Vision, Product Strategy
Đây là hình ảnh thể hiện được mối liên hệ giữa Product Roadmap, Product Vision, Product Strategy. Có thể thấy rằng, từ tầm nhìn của công ty, sẽ xây dựng được chiến lược dài - trung hạn cho sản phẩm và sau cùng là hiết kế ra Product roadmap và Business Model.
Các yếu tố cần có của 1 Product Roadmap
Một Product Roadmap được xây dựng cần dựa vào các yếu tố dưới đây:
Product strategy & goals
Product roadmap chỉ ra các tính năng cần xây dựng, sử dụng với mục đích gì, liên kết với chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp ra sao.
Các tính năng sẽ được xây dựng (Epic, Features, User story)
Epic được hiểu là một nhóm, trong đó sẽ gộp các tính năng hay user stories cùng chung 1 mục tiêu.
User Story được hiểu là bản tóm tắt nhu cầu của họ, mang tới 1 mục tiêu cụ thể.
Story là mức dưới của epic, được cụ thể hóa, phát triển đáp ứng user story, epic và những mục đích đề ra sản phẩm.
Khi nào các tính năng này được hoàn thành (timeframe)
Một product roadmap chắc chắn cần phải có các mốc thời gian để hoàn thiện cho các epic, User Story, feature.
Ai phụ trách phát triển các tính năng này
Theme/nhóm các tính năng, high-level priorities (Release).
Xây dựng Product Roadmap dành cho ai?
Một số đối tượng cần xem Product Roadmap như:
- - Đội ngũ executives, C-level. Đây là những đối tượng thường tập hợp lại hàng tháng, hàng quý để tổng hợp lại quy trình vận hành của công ty, tiến độ thực hiện mục tiêu
- - Đội Sales, marketing: Roadmap giúp sales trò chuyện với khách hàng. Còn đối với đội marketing, giúp họ dễ dàng thu hút khách hàng nhờ các tính năng.
- - Khách hàng: Theo dõi tổng thể về các tính năng mới, các mảng ưu tiên tiếp theo trong quá trình định hướng sản phẩm
Làm thế nào để xây dựng Product Roadmap?
Cách xây dựng một Product Roadmap
- Bước 1: Bắt đầu với customer-focused vision
Doanh nghiệp nào khi mới thành lập cũng phải xây dựng cho mình sứ mệnh và tầm nhìn, để từ đó các chủ đầu tưu sẽ phát triển sản phẩm/dịch vụ để đạt được sứ mệnh đó.
- Bước 2: Tổng hợp thông tin từ các key Stakeholders
Hình thành các bước nghiên cứu thị trường bằng cách tổng hợp thông tin khách hàng, những đội ngũ tham gia các nhóm phát triển: từ sales, marketing, thậm chí là cả những partner của bạn… Từ đó xây dựng chiến lược phát triển của toàn công ty cũng như của sản phẩm.
- Bước 3: Chọn lọc những điều quan trọng, ưu tiên để thực hiện
Lựa chọn ra những mục tiêu mà bạn cần hoàn thành trong quý tới dựa trên giá trị hướng tới khách hàng. Thiết lập mức độ ưu tiên giữa các mục tiêu trong vòng khoảng thời gian 3 tháng và Product Owner sẽ là người quyết định cuối cùng về việc này.
- Bước 4: Lên timeframe cho từng initiative
Trước khi thực hiện các tính năng ưu tiên, bạn hãy lên kế hoạch với 1 số initiative – hành động chính với một thời gian cụ thể.
- Bước 5: Tạo các bản roadmap cho từng stakeholders
Nhóm C-level: quan tâm việc Product roadmap sẽ ảnh hưởng ra sao với tầm nhìn, chiến lược. Đồng thời xem chúng tác động như thế nào tới doanh thu của công ty.
Nhóm Marketing: quan tâm đến tính năng sản phẩm, đánh giá tiềm năng của sản phẩm có mang lại doanh thu.
Nhóm Sales: quan tâm đến các tính năng mà khách hàng sẽ nhận được, chi tiết về lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
Nhóm Engineers & developers: quan tâm đến những chiến lược sản phẩm, cho đến các requirements, deadlines, sprints và các task chi tiết.
- Bước 6: Chia sẻ Product roadmap
Bạn có thể chia sẻ Product Roadmap rộng rãi trong toàn công ty. Việc làm này sẽ thúc đẩy tinh thần gắn kết trong team. Lúc này Roadmap được xem là cách giao tiếp về tiến độ của sản phẩm và set expectation cho giai đoạn tiếp theo.
Trên đây là những điều cần biết về mô hình kinh doanh. Hy vọng rằng sẽ đem đến những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp thêm hoặc có nhu cầu muốn tăng tính thanh khoản của bất động sản và đột phá doanh thu thì hãy liên hệ ngay với website dịch vụ chạy quảng cáo bất động sản Meey Ads để được nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi nhé!
- Meey Ads - Nền tảng quảng cáo BẤT ĐỘNG SẢN #1 Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Website: https://meeyads.com/
Số điện thoại: 0967 835 918 - 0249 999 2999
Email: Contact@meeyland.com