No menu items!
spot_img
HomeKhám Phá4 chiêu 'bắt thóp' tâm lý trẻ em, dù khó bảo đến...

4 chiêu ‘bắt thóp’ tâm lý trẻ em, dù khó bảo đến mấy cũng sẽ trở nên ngoan ngoãn, cha mẹ nên biết!

Với một đứa trẻ được cho là khó bảo, bướng bỉnh, nghịch ngợm thì việc cha mẹ quát nạt hay đánh đòn chỉ là vô ích, thậm chí phản tác dụng.

Vậy khi trẻ cứng đầu, khó bảo cha mẹ nên hành xử như thế nào mới đúng, đây là gợi ý:

Đừng nổi giận hay kể xấu con trước mặt người khác

Những em bé bị quát mắng ở chốn đông người sẽ cảm thấy bị mất mặt, từ đó nảy sinh ý nghĩ chống đối. Cha mẹ khi dạy bảo trẻ cần tìm những lúc thích hợp, khiến trẻ cảm thấy dù cha mẹ có đang tức giận nhưng vẫn giữ thể diện cho chúng, trẻ sẽ giảm bớt thái độ đối đầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Ngỡ ngàng trước nhan sắc trẻ trung của mẹ 'kình ngư' Kim Sơn trước đó 'cà khịa' Hoa hậu Ý Nhi

dạy con, dạy con cứng đầu, trẻ khó bảo, chăm con

Trẻ càng khó bảo, cha mẹ càng cần phải bình tĩnh để uốn nắn.

Đừng quát mắng trẻ bằng những ngôn từ đáng sợ

Khi con phạm lỗi, nên tránh mỉa mai, móc nhiếc, càng không nên nói đi nói lại nhiều lần và chất vấn con. Tốt nhất, cho trẻ có một không gian yên tĩnh để suy xét lại hành động, lời nói của mình, từ đó trẻ mới dễ dàng tiếp thu lời nói của cha mẹ.

Việc giải thích hay nói chuyện với con vào lúc đang nóng giận cũng sẽ khiến cha mẹ khó giữ được sự bình tĩnh. Lúc này, trẻ cũng không đủ tỉnh táo để lắng nghe hay tiếp thu ý kiến từ người lớn. Thế nên, hãy cho cả hai bên một khoảng thời gian vừa đủ để bình tĩnh lại trước khi nói chuyện với con.

dạy con, dạy con cứng đầu, trẻ khó bảo, chăm con

Thổ lộ tâm trạng của mình và thừa nhận cảm xúc của con

Khi bị con chọc giận, cha mẹ nên chọn cách nói ra tâm trạng của mình theo ba cấp độ: “Mẹ rất không hài lòng với cách làm của con”; “Mẹ thật sự rất bực!”; “Mẹ sắp nổi điên rồi!”. Những cách nói này có hiệu quả hơn là trút cơn giận lôi đình vào con.

Đừng mắng nhiếc: “Tại sao con lại như thế”, “Con bị làm sao mà hành xử như thế hả”, “Con có nghĩ mình làm thế là không chấp nhận được không”, “Vì sao tôi lại sinh ra đứa con thế này”...

Cha mẹ cũng cần thừa nhận cảm xúc của con như: “Bố mẹ hiểu con đang rất tức giận”, “Con đã cảm thấy không vui phải không”, “Mẹ nghĩ là chúng ta nên bình tĩnh lại trước khi nói lại vấn đề này, bây giờ con đang nghĩ gì”…

dạy con, dạy con cứng đầu, trẻ khó bảo, chăm con

Xoa dịu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Cây dại xưa mọc đầy bờ rào không ai ngó, nay chuyển lên thành phố bán tha hồ 'hốt bạc', đang là trào lưu hot của nhiều chị em

Đối với trẻ nhỏ, đôi khi một nụ hôn, một cái ôm hay một câu nói “mẹ yêu con” cũng xoa dịu được nỗi ấm ức của trẻ ngay lập tức. Còn đối với những trẻ lớn hơn, một cuộc đối thoại giữa cha mẹ và con cái là rất cần thiết.

Trước khi mắng con, hãy tự hỏi bản thân mình: “Cách trừng phạt như thế có giúp sửa đổi được những hành vi, cư xử không tốt của con không?”, “Khi áp dụng hình phạt với con, mình có đang tức giận không?”, “Trừng phạt kiểu này có làm cho con cảm thấy bị sỉ nhục hay xấu hổ không?”, “Sự trừng phạt của mình có hợp lý, công bằng và ngay thẳng chưa?”,…

dạy con, dạy con cứng đầu, trẻ khó bảo, chăm con

Xem thêm

  • dạy con, dạy con cứng đầu, trẻ khó bảo, chăm con

    Mẹ bầu nên cố gắng làm càng ít công việc nhà này càng tốt vì có thể gây hại cho thai nhi

  • dạy con, dạy con cứng đầu, trẻ khó bảo, chăm con

    ‘Quý tử’ sẽ thành ‘phá gia chi tử’ nếu cha mẹ mắc 5 sai lầm sau, điều đầu tiên nhiều người mắc phải

  • dạy con, dạy con cứng đầu, trẻ khó bảo, chăm con

    3 cách giáo dục được nhiều bậc cha mẹ xem như ‘bảo bối’ nhưng rất hại con, biết để sửa sai ngay

  • dạy con, dạy con cứng đầu, trẻ khó bảo, chăm con

    Buổi sáng, chỉ cần cha mẹ gọi một câu là con trẻ bật dậy ngay nhờ 6 cách làm hiệu quả, chẳng phải la mắng

Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN