No menu items!
spot_img
HomeKhám PháChăm sóc hoa hồng vào mùa thu nhớ nguyên tắc vàng '1...

Chăm sóc hoa hồng vào mùa thu nhớ nguyên tắc vàng ‘1 cắt – 3 cần’, cây phát triển nhanh, hoa nở rộ

Để cây hoa hồng phát triển khỏe mạnh và ra hoa đều đặn, bạn cũng cần nắm được 4 ‘nguyên tắc vàng’ để chăm sóc trong mùa thu này.

Hoa hồng là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích vì thời gian ra hoa kéo dài, số lượng hoa nhiều và chủng loại phong phú.

Tuy nhiên, không phải bất cứ người yêu hoa hồng nào cũng biết cách trồng và chăm sóc làm sao cho hồng dày cánh, hoa nở nhiều và đẹp, lá xanh, cây khỏe.

Vào mùa thu, để hoa hồng phát triển khỏe mạnh, ra hoa đều đặn, bạn cần nhớ 4 nguyên tắc này.

1. Cắt tỉa cây đúng lúc, đúng giai đoạn

Ắt hẳn những ai chăm sóc cây cảnh hoa hồng đều biết rằng, việc cắt tỉa cành là vô cùng quan trọng, bởi đây chính là tiền đề để cây cảnh sinh trưởng, phát triển cũng như ra được nhiều hoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Trồng hoa tại nhà nhưng mãi không nở hoa, lý do vì thiếu một loại phân bón này

So với việc cắt tỉa cành cây cảnh hoa hồng vào mùa Xuân và mùa Hạ thì việc cắt tỉa vào mùa Thu là rất quan trọng, thông thường vào cuối mùa Thu và đầu mùa Đông, chính là thời kỳ ra hoa của cây cảnh hoa hồng đã kết thúc và sắp bước vào thời kỳ ngủ đông, bạn có thể cắt tỉa đồng loạt.

hoa hồng, chăm sóc hoa hồng mùa thu, chăm sóc hoa hồng

Trong quá trình chăm sóc hoa hồng nên cắt tỉa cành.

Lưu ý, bạn nên cắt bỏ một số cành bệnh, cành chết, cành tăm. Ngoài ra, nếu còn một số cành gầy yếu, còi cọc thì có thể tỉa bỏ bớt để tập trung nuôi dưỡng những cành khỏe, thúc đẩy sự phát triển của chồi phụ.

Nếu muốn điều chỉnh hình dáng của cây cảnh, lúc này bạn có thể tỉa bớt tất cả các cành cao hơn, để lại một số cành chính để năm sau hoa hồng mọc thêm nhiều cành mới.

2. Cần bón phân cho cây hoa hồng thường xuyên

Không chỉ chú trọng việc cắt tỉa cho cây cảnh mà bạn cũng nên bón phân cho cây hoa hồng. Quá trình bón phân cho cây cảnh hoa hồng được chia theo từng giai đoạn cụ thể. Khi hoa gần tàn, bạn nên bổ sung phân có hàm lượng lân cao như phân chuồng của trâu bò, phân trùn quế, phân gà… để kích thích rễ mới nhằm hồi sức cho cây cảnh, từ đó thúc đẩy mọc chồi mới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới xuất hiện tại Việt Nam, có tên trong sách đỏ, từng suýt bị tuyệt chủng

Đặc biệt, khi cây cảnh ra nụ mới, hãy bón phân giàu kali để thúc cây cảnh ra nhiều nụ hơn, nhằm tăng số lượng hoa. Lưu ý, không nên bón phân khi trời mưa liên tục, nắng nóng kéo dài hoặc rét đậm rét hại.

hoa hồng, chăm sóc hoa hồng mùa thu, chăm sóc hoa hồng

3. Cần đặt cây trong môi trường đầy đủ ánh sáng

Cây hoa hồng cần rất nhiều ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày cây cảnh hoa hồng cần từ 6 đến 8 giờ nắng để cây cảnh hoa hồng có thể phát triển tốt và ra hoa đẹp.

Mùa thu sẽ có những ngày thời tiết âm u, do đó bạn nên đặt những chậu hoa hồng ở nơi đón ánh nắng mặt trời buổi sáng hoặc có ánh nắng thường xuyên, tránh nơi đón nắng gắt vào buổi trưa. Trong điều kiện khí hậu đặc biệt nóng, cây cảnh hoa hồng phát triển tốt nhất khi chúng được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào buổi trưa.

Có đủ ánh sáng, cành cây hoa hồng sẽ mập mạp, vươn dài lá xanh màu hơn và hoa nở rực rỡ hơn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên đặt chậu cây cảnh hoa hồng ở nơi có nhiều nắng như ngoài ban công, sân vườn.

Nếu thiếu nắng, cây cảnh hoa hồng thường có những biểu hiện như sắc lá chuyển từ xanh đậm sang xanh non hoặc vàng vọt, cành phát triển dài nhưng còi cọc, yếu ớt, ít chồi, ít lá; cây không ra hoa hoặc cho hoa nhỏ thưa cánh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Minh Trang bất ngờ đăng clip tố chồng ngoại tình và bị nhốt bên ngoài lúc nửa đêm

hoa hồng, chăm sóc hoa hồng mùa thu, chăm sóc hoa hồng

4. Cần phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây hoa hồng

Điều mà mọi người sợ nhất khi trồng hoa hồng là sâu bệnh, bởi sau khi hoa hồng nhiễm bệnh, tốc độ lây nhiễm rất nhanh, nên công tác phòng ngừa đặc biệt quan trọng.

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho cây cảnh hoa hồng là chọn giống kháng bệnh. Những bông hồng này được lai tạo và chọn lọc để chống lại các bệnh phổ biến nhất của hoa hồng, bao gồm cả bệnh phấn trắng và đốm đen.

Đối với các giống thường, hoa thường bị sâu bệnh do những nguyên nhân như: chậu trồng ở nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng hoặc tình trạng bị ngập úng khi trời mưa. Sâu bệnh tấn công sẽ làm hồng giảm sức sống, hoa lá bị hư hỏng, cây bị suy kiệt và có thể bị chết cây.

hoa hồng, chăm sóc hoa hồng mùa thu, chăm sóc hoa hồng

Xem thêm

  • hoa hồng, chăm sóc hoa hồng mùa thu, chăm sóc hoa hồng

    Một giống hoa hồng mới, ngay từ khi ra mắt đã trở thành ‘nổi tiếng trên mạng’, hoa nhiều, ít gai và kháng bệnh, rất đáng để sở hữu

  • hoa hồng, chăm sóc hoa hồng mùa thu, chăm sóc hoa hồng

    Trên thân cây hoa hồng có ‘điểm mạnh và điểm yếu’, biết quy tắc vàng này để cây nở nhiều hoa to, đẹp

  • hoa hồng, chăm sóc hoa hồng mùa thu, chăm sóc hoa hồng

    Có một loại hoa hồng mang tên hoa hồng “Chanel” được sinh ra đặc biệt để trồng trong chậu ban công, hoa nở rực rỡ cả góc trời

  • hoa hồng, chăm sóc hoa hồng mùa thu, chăm sóc hoa hồng

    4 loại hoa chuyên trồng ban công, phát triển tốt, hoa nở quanh năm

Thùy Dương (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN