No menu items!
spot_img
HomeKhám PháChồng không may qua đời, tài sản sẽ được chia như thế...

Chồng không may qua đời, tài sản sẽ được chia như thế nào khi không để lại di chúc?

Trong cuộc sống gia đình, nhiều chuyện thường xảy ra khiến chúng ta bất ngờ. Nếu chẳng may chồng qua đời mà không có di chúc, thì tài sản thừa kế mà chồng để lại ở đời này sẽ được phân chia như thế nào?

Nếu có di chúc khi còn sống thì việc thừa kế cần được thực hiện theo nội dung của di chúc, nếu không có di chúc thì việc chia thừa kế theo phương thức thừa kế hợp pháp bằng nhau.

Liên quan đến vấn đề này, điều đầu tiên chúng ta cần hiểu đó là vấn đề tài sản chung của vợ chồng là gì.

Tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

– Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,

Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Đông Nhi bị nghi đang mang thai lần 2 qua chi tiết này khi tự lái xe

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Chia tài sản như thế nào trong trường hợp chồng chết không để lại di chúc?

chia tài sản, chồng qua đời, di chúc

Chia tài sản như thế nào trong trường hợp chồng chết không để lại di chúc?

Căn cứ theo Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:

Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Những người này đừng nên ăn cơm nếp vì là 'đại kỵ', biết sớm kẻo 'mài mòn' sức khỏe mà không hay

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, khi chồng chết mà không để lại di chúc thì người vợ sẽ quản lý tài sản chung của vợ chồng, khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản.

Phần tải sản chung của vợ chồng còn lại và tài sản riêng của người chồng sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể là chia đều cho những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Hãy xem kỹ khi mua cải thảo, có 3 đặc điểm này, rẻ cũng đừng mua, phần lớn là 'cải thảo được phun thuốc ướp xác'

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những trường hợp nào được chia thừa kế theo pháp luật?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật như sau:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Minh Thanh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN