No menu items!
spot_img
HomeKhám PháCó một loại đũa dù được làm sạch vẫn bẩn 'gấp 8...

Có một loại đũa dù được làm sạch vẫn bẩn ‘gấp 8 lần bệ toilet’, rất nhiều gia đình thường xuyên sử dụng

Hàm lượng vi khuẩn trên những chiếc đũa lâu ngày không thay mới còn bẩn hơn cả bệ toilet, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày, viêm ruột, thậm chí gây tử vong.

Đũa là một trong những đồ dùng cần thiết trong mâm cơm, nhưng theo Li Zhengda, trợ lý giáo sư tại Khoa Y tế và Dinh dưỡng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Fuying, Đài Loan (Trung Quốc), hàm lượng vi khuẩn trong đũa gỗ, đũa tre sau khi vệ sinh vẫn vượt tiêu chuẩn (200 đơn vị).

Cụ thể, hàm lượng vi khuẩn của đũa gỗ đã rửa là 660 đơn vị, cao gấp 3,3 lần so với giá trị tiêu chuẩn. Riêng đối với đũa tre có rãnh, lượng vi khuẩn thậm chí còn cao hơn là 13.000 đơn vị sau khi đã được làm sạch, cao gấp 37 lần so với con số 350 đơn vị của đũa tre thông thường. Nếu quy ra đơn vị vi khuẩn thì mỗi gam chứa khoảng 1 tỷ vi khuẩn, đũa tre có rãnh bẩn gấp 7 – 8 lần bệ toilet.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Tử vi 12 con giáp thứ 3 ngày 27/2/2024: Tuổi Tỵ gặp may, Ngọ có họa mất của

Đũa tre, kiến thức, vệ sinh đũa

Đũa tre có rãnh bẩn gấp 7 – 8 lần bệ toilet.

Vệ sinh đũa sai cách gây nguy hiểm như thế nào?

Quá trình vệ sinh hàng ngày không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, vì vậy các loại đũa sử dụng lâu ngày có thể sinh ra một số lượng lớn virus, vi khuẩn gây nguy hiểm cho người dùng.

Có 2 loại vi khuẩn gây ra bệnh ung thư có thể tồn tại trên một đôi đũa sử dụng lâu ngày, không được vệ sinh sạch, đó là:

– Helicobacter pylori (HP): HP có thể tồn tại ở những đôi đũa được vệ sinh không kỹ lưỡng. Loại vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Chúng rất dễ lây lan, chủ yếu lây truyền qua nước bọt và các giọt bắn. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, ăn uống chung…

– Nấm mốc Aspergillus flavus: Những chiếc đũa gỗ dùng lâu ngày hoặc được bảo quản trong môi trường ẩm ướt có thể sản sinh ra loại nấm mốc này. Nấm mốc Aspergillus flavus tạo ra độc tố gây ung thư cực mạnh là aflatoxin. Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính thì aflatoxin còn là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

Làm thế nào để rửa đũa đúng cách?

Rửa sạch từng chiếc đũa riêng lẻ

Không lăn qua lăn lại toàn bộ chiếc đũa trong lòng bàn tay vì việc này sẽ không loại bỏ hoàn toàn chất bẩn. Dù là đũa được làm từ vật liệu nào cũng nên được làm sạch riêng lẻ, và nên dùng phần xốp của miếng cọ rửa để chải qua lại, đặc biệt là đũa tre và đũa gỗ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Hai vợ cũ của Brad Pitt - Angelina Jolie và Jennifer Aniston khi còn trẻ, một người duyên dáng, một người thanh lịch, cả hai đều rất xinh đẹp

Đũa tre, kiến thức, vệ sinh đũa

Làm sạch bằng miếng bọt biển

Nếu dùng phần thô ráp của miếng cọ rửa hoặc cọ sắt chà mạnh sẽ để lại nhiều vết xước nhỏ trên đũa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng ẩn náu.

Sử dụng phần bọt biển mềm mại để tránh làm hỏng đũa. Lau từng chiếc đũa cẩn thận để loại bỏ vết dầu và nước bọt.

Làm sạch dọc theo các khe

Đầu đũa được thiết kế có rãnh và có vết lõm thì việc làm sạch dọc theo các khe đó sẽ giúp tăng cường khả năng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn.

Đặt đũa ở nơi thoáng gió sau khi rửa

Sau khi rửa sạch, nên đặt đũa ở nơi thoáng gió cho đến khi ráo hết nước. Không nên đặt đũa vào ống khi chưa được làm khô, nếu không phần đũa ở dưới đáy ống sẽ dễ bị mốc và đen do ẩm lâu ngày.

Đũa tre, kiến thức, vệ sinh đũa

Nên đặt đũa ở nơi thoáng gió sau khi rửa.

Tránh sử dụng đũa có vết trầy xước hoặc vết đốm

Khi có vết xước hoặc vết đốm trên bề mặt đũa, hãy tránh sử dụng chúng. Nếu đũa gỗ, đũa tre có gờ dễ sinh sôi vi khuẩn, không nên sử dụng nữa.

Đối với những chiếc đũa còn tốt cũng nên khử trùng thường xuyên, mỗi tuần một lần để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Một khi đũa có dấu hiệu nấm mốc, hãy vứt chúng đi càng sớm càng tốt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Chuyên gia tâm lý tiết lộ 8 thủ thuật quan trọng để cứu vãn mối quan hệ vợ chồng

Để khử trùng đũa, đầu tiên cho đũa vào nồi nước lạnh, sau đó đun nước sôi, vớt đũa ra và để ráo. Sau đó, đặt đũa ở nơi thoáng gió cho khô trước khi cho vào ống đựng đũa.

Một số loại đũa không nên vệ sinh bằng máy rửa bát

Đũa gỗ, đũa tre không nên dùng cho máy rửa bát. Lý do là vì vật liệu này có khả năng hấp thụ mùi và hơi từ những dụng cụ bẩn khác trong quá trình rửa. Hơn thế nữa, đũa gỗ hay tre dễ hút nước, dễ bị ẩm mốc và có thể làm lây lan vi khuẩn sang các vật dụng khác khi rửa chung trong máy rửa bát.

Xem thêm

  • Đũa tre, kiến thức, vệ sinh đũa

    Ngỡ ngàng với chiếc bát đắt nhất thế giới trị giá hơn 924 tỷ đồng: Có hình bông hoa với đường kính 13cm

  • Đũa tre, kiến thức, vệ sinh đũa

    Phân biệt sắn dây xịn hay pha hãy làm cách này, chẳng lo bị lừa phí tiền

  • Đũa tre, kiến thức, vệ sinh đũa

    Giò đang ăn dở đừng vội bỏ vào tủ lạnh, thêm một bước để đảm bảo thơm ngon như mới

  • Đũa tre, kiến thức, vệ sinh đũa

    Chọn ớt nên mua quả thẳng hay quả cong cay hơn? Cách bảo quản ớt cả năm không hỏng

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN