No menu items!
spot_img
HomeCông NghệĐiện thoại sạc không vào pin: Nguyên nhân và cách khắc phục

Điện thoại sạc không vào pin: Nguyên nhân và cách khắc phục

Có lẽ không ít người đã gặp trở ngại vì tình trạng điện thoại sạc không vào pin. Nếu bạn cũng gặp tình trạng này thì hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và các giải pháp khắc phục vấn đề khó chịu này một cách hiệu quả trong bài viết dưới đây của Tiki nhé!

>>> Xem thêm:

Nguyên nhân điện thoại sạc không vào pin

Có nhiều lý do để dẫn đến tình trạng điện thoại sạc không vào pin, hoặc giả sử có thì pin cũng vào khá chậm. Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là tìm hiểu nguyên nhân để từ đó tìm ra cách khắc phục phù hợp với từng lỗi thiết bị một cách chính xác nhất.

Nguyên nhân khá phổ biến đầu tiên chính là do cáp sạc bị hỏng. Nếu như cáp sạc không hoạt động bình thường thì đương nhiên sẽ không vào được pin. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay cáp sạc điện thoại mới. 

Điện thoại không vào pin do hư cáp sạc
Cáp sạc hư làm điện thoại sạc không vào pin (Nguồn: Internet)

Một nguyên nhân khác đó là do nguồn điện yếu hoặc hoạt động không ổn định. Có thể là do mạng lưới điện không ổn định hoặc do bạn đang sử dụng bộ sạc không đúng cách. Nếu như ổ sạc sử dụng nguồn điện không phù hợp thì khả năng cao là điện thoại nhận sạc nhưng không thể vào pin được. Cổng sạc bị bám bụi cũng khiến cho việc sạc pin gặp trở ngại. Tiki khuyên bạn nên thường xuyên vệ sinh cổng sạc để đảm bảo việc sạc pin không bị gián đoạn.

Pin bị chai dần sau một thời gian sử dụng cũng khiến điện thoại sạc không vào pin. Ban đầu khi mới mua điện thoại về, bạn sẽ cảm thấy pin hoạt động rất tốt với thời gian sử dụng lâu và quá trình sạc pin diễn ra nhanh chóng. Nhưng sau một thời gian sử dụng, pin sẽ có dấu hiệu xuống cấp nếu bạn thường xuyên sử dụng và sạc pin không đúng quy trình, ví dụ như thói quen vừa sử dụng điện thoại vừa sạc hay sạc pin qua đêm.

Điện thoại sạc không vào pin do pin
Pin xuống cấp sau thời gian dài làm điện thoại không vào pin (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như là chân sạc bị hỏng, phần mềm hay hệ điều hành điện thoại bị lỗi, có quá nhiều ứng dụng đang chạy ngầm ở trong máy, lỗi phần cứng từ thiết bị….

Cách khắc phục tình trạng sạc không vào, sạc chậm

Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân khiến cho chiếc điện thoại của bạn sạc không vào pin thì việc bạn cần làm tiếp theo đó chính là tìm cách khắc phục nó. Dưới đây sẽ là một số cách khắc phục mà Tiki gợi ý cho bạn.

Thay đổi thói quen sạc hàng ngày

Cắm sạc điện thoại thông qua cổng USB của máy tính hoặc laptop là một thói quen phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đây thực sự không phải là cách làm đúng đắn để sạc pin nhanh. Nguyên nhân là do chức năng chính của cổng USB là dùng để trao đổi dữ liệu, không phải là một nguồn cung cấp điện năng lớn. Do đó, khi sử dụng cổng USB để sạc điện thoại, lượng điện năng được cung cấp sẽ rất ít, dẫn đến quá trình sạc pin diễn ra rất chậm và không hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Pin là gì? Tìm hiểu ưu, nhược điểm của các loại pin
Điện thoại sạc không vào pin do thói quen
Sạc pin qua cổng USB của máy tính không phải là một thói quen tốt (Nguồn: Internet)

Ngoài ra còn có nhiều người thói quen sai lầm là vừa chơi game vừa sạc pin điện thoại. Điều này không chỉ làm chậm quá trình sạc pin mà còn gây ảnh hưởng đến tuổi thọ pin về lâu dài. Vậy nên, nếu như không có vấn đề cần thiết thì bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại trong khi sạc pin.

Điện thoại sạc không vào pin do vừa sạc vừa dùng
Vừa sạc pin vừa chơi game có thể gây tổn hại đến tuổi thọ của pin (Nguồn: Internet)

Một thói quen tai hại khác là sạc pin điện thoại qua đêm. Thói quen này sẽ làm điện thoại dễ bị chai pin, giảm tuổi thọ nhanh hơn bởi vì việc cắm điện thoại qua đêm hoặc liên tục nhiều giờ dù đã sạc đầy 100% khiến cho quá trình “lão hóa” pin lithium-ion được thúc đẩy nhanh hơn. Mà một khi pin lithium-ion đã bị già hóa thì sẽ làm giảm hiệu quả trong việc lưu trữ và cung cấp năng lượng hoạt động cho thiết bị. Thậm chí, khi sạc điện thoại qua đêm sẽ có thể dẫn đến mối nguy hại cháy nổ do lượng điện năng được tích tụ quá nhiều. Nếu người dùng để điện thoại đang sạc ở trong chăn, đệm sẽ khiến cho nhiệt lượng không thể thoát ra ngoài gây ra cháy nổ. Vậy nên, bạn chỉ nên sạc điện thoại cho đến khi mà thiết bị đã báo đầy hoặc gần đầy pin rồi ngắt kết nối với bộ sạc, và tốt nhất không nên thường xuyên sạc qua đêm. 

>> Tham khảo: Bàn làm việc cho văn phòng hiện đại

Kích hoạt chế độ sạc nhanh

Sạc nhanh là một tính năng rất hữu ích trên nhiều thiết bị di động, giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều thời gian và năng lượng khi cần sạc pin trong thời gian ngắn. Nhiều hãng điện thoại đã tích hợp và cho phép người dùng tùy ý tắt/bật tính năng này trên các sản phẩm của mình, chẳng hạn như Samsung.

Tuy nhiên, nếu bạn vô tình tắt tính năng sạc nhanh này thì sẽ dẫn đến việc kéo dài thời gian sạc pin so với thông thường. Do đó, hãy thật cẩn thận khi tắt tính năng này. Nếu không, bạn sẽ phải chờ đợi lâu hơn để sạc đầy pin trở lại, điều này có thể gây ra phiền toái và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn đấy.

Điện thoại sạc không vào pin do tắt chế độ sạc nhanh
Tắt tính năng sạc nhanh trên điện thoại làm kéo dài thời gian sạc pin (Nguồn: Internet)

>> Tham khảo: Camera wifi chất lượng, giá tốt.

Thay pin mới chất lượng hơn

Pin là một trong những linh kiện quan trọng nhất trên các thiết bị điện tử bởi nó chính là nguồn năng lượng cung cấp cho các thiết bị này hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, pin có thể bị lỗi hoặc chai, dẫn đến việc thiết bị hoạt động không ổn định và tuổi thọ bị giảm đi đáng kể. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu này trên điện thoại của mình, hãy đến những trung tâm sửa chữa uy tín để được thay pin mới chất lượng hơn.

Thay pin mới để sửa lỗi điện thoại sạc không vào pin
Thay pin mới để đảm bảo quá trình sạc pin điện thoại diễn ra bình thường (Nguồn: Internet)

Chờ và cài đặt phần mềm mới

Việc sử dụng phần mềm không tương thích với điện thoại của bạn sẽ làm tác động đến quá trình sạc pin. Vì thế, bạn cần cân nhắc thật kỹ để cập nhật các phần mềm phù hợp với thiết bị. Chẳng hạn như ở điện thoại iPhone từ thương hiệu Apple đã cho ra mắt hệ điều hành iOS 16, song nếu điện thoại bạn vẫn chạy mượt với hệ điều hành hiện tại thì bạn không cần vội update hệ điều hành mới để tránh tình trạng gặp lỗi thiết bị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Sơ đồ tư duy là gì? TOP 10 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí

Kiểm tra lại các linh kiện

Có thể nguyên nhân gây nên lỗi điện thoại sạc không vào pin là do linh kiện bên trong điện thoại của bạn đang bị hư hỏng. Lúc này, bạn cần mang điện thoại ra các trung tâm sửa chữa uy tín để được nhân viên kiểm tra và hỗ trợ. Nếu có linh kiện nào đó bị hư hỏng thì đừng chần chừ mà nên thay mới để tránh những linh kiện hư đó gây ra thêm nhiều lỗi khác nghiêm trọng hơn cho máy.

Điện thoại sạc không vào pin do linh kiện
Kiểm tra lại các linh kiện điện thoại để khắc phục lỗi điện thoại sạc không vào pin (Nguồn: Internet)

Vệ sinh cổng sạc

Như Tiki đã đề cập trước đó, việc cổng sạc không đảm bảo vệ sinh là một nguyên nhân làm cho điện thoại của bạn sạc không vào pin. Điện thoại khi dùng trong một thời gian dài sẽ không tránh khỏi bị bụi bẩn bám vào các khe của thiết bị như cổng sạc, loa… Nếu bụi bám vào lỗ cắm sạc của bạn sẽ gây cản trở rất nhiều đến quá trình sạc pin. Vì thế, bạn cần thường xuyên vệ sinh điện thoại sạch sẽ. 

Vệ sinh cổng sạc để sửa lỗi điện thoại sạc không vào pin
Vệ sinh cổng sạc thường xuyên để không gây trở ngại cho quá trình sạc pin (Nguồn: Internet)

Thay củ sạc, cáp sạc mới

Trong quá trình sử dụng, củ sạc có thể bị đứt, hư hỏng hoặc có năng suất thấp, dẫn đến hiện tượng điện thoại cắm sạc không vào pin hoặc quá trình sạc pin bị chậm. Lúc này, bạn cần thay một củ sạc mới để quá trình sạc pin diễn ra bình thường cũng như không gây nguy hiểm trong quá trình sạc pin.

Điện thoại sạc không vào pin do củ sạc hư
Củ sạc bị hư gây ảnh hưởng đến quá trình sạc pin và gây nguy hiểm cho người dùng (Nguồn: Internet)

Tắt bớt các ứng dụng chạy ngầm

Ứng dụng chạy ngầm quá nhiều có thể là một nguyên nhân gây ra lỗi điện thoại sạc không vào pin, pin nạp vào chậm. Vì thế, bạn nên xóa bớt các ứng dụng chạy ngầm đi trong khi sạc pin để giúp cho việc sạc pin trở nên nhanh chóng hơn.

Bạn cũng có thể khởi động lại điện thoại để tắt hết các ứng dụng chạy ngầm. Thao tác này sẽ tắt toàn bộ tiến trình chạy ẩn trên thiết bị mà đôi lúc những tiến trình hay phần mềm chạy ẩn sẽ gây xung đột với hệ thống, khiến việc sạc pin gặp nhiều cản trở. Do đó, trước khi mang đi sạc bạn hãy thử tắt nguồn điện thoại rồi khởi động lại xem sao nhé. 

Điện thoại sạc không vào pin do ứng dụng chạy ngầm
Quá nhiều ứng dụng chạy ngầm gây ảnh hưởng đến việc sạc pin điện thoại (Nguồn: Internet)

Cấp cứu điện thoại bị dính nước

Nếu không may điện thoại của bạn bị nước đổ lên hay tiếp xúc với nước thì các linh kiện bên trong điện thoại sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, pin sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và điện thoại sạc không vào pin được. Ngay lúc này, bạn cần xử lý ngay lập tức tình huống khẩn cấp này bằng cách ngắt sạc và hong khô pin thiết bị. Cho đến khi điện thoại của bạn khô hoàn toàn thì hãy kiểm tra thử pin điện thoại có hoạt động bình thường hay không.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Cách tạo Google Form đơn giản, đẹp mắt, chuyên nghiệp
Điện thoại sạc không vào pin do dính nước
Điện thoại bị dính nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến pin (Nguồn: Internet)

Thay chân sạc mới

Chân sạc là bộ phận nhận và truyền điện năng từ bộ sạc vào pin máy. Khi chân sạc bị hỏng, điện thoại sẽ sạc không vào pin. Giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này đó là mang điện thoại bạn đến một cửa hàng sửa chữa điện thoại uy tín, có kinh nghiệm. Nếu điện thoại của bạn vẫn còn đang trong thời gian bảo hành, bạn nên đem đến trung tâm bảo hành để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

>> Tham khảo thêm:

  • Tai nghe có dây – Mang âm nhạc vào cuộc sống
  • Máy ảnh – Nơi lưu giữ những khoảnh khắc quý giá 
  • Guitar – Nhạc cụ yêu thích của những người yêu âm nhạc

Câu hỏi thường gặp

Điện thoại sạc chưa đầy rút có sao không?

Rất nhiều người cho rằng việc sạc điện thoại chưa đầy mà rút ra, hoặc ngắt quãng liên tục trong lúc sạc sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin điện thoại. Nhưng thật ra suy nghĩ này đã không còn đúng nữa. Sự thật thì sạc pin chưa đầy rút ra vẫn không sao.

Nguyên nhân là vì hầu hết pin của cả những chiếc iPhone hay điện thoại chạy hệ điều hành Android đều sử dụng pin lithium – ion (li-ion), mà tuổi thọ của loại pin này được tính dựa theo chu kỳ sạc/xả. Việc sạc điện thoại đến mức dưới 90% thì không được tính là một chu kỳ sạc (sạc đủ 100% mới được tính là một chu kỳ hoàn chỉnh).

Nói tóm lại, việc sạc ngắt quãng thay vì sạc đầy sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của pin điện thoại.

Vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin có sao không?

Khi bạn vừa sạc vừa sử dụng điện thoại sẽ làm cho nhiệt độ của điện thoại tăng lên, từ đó làm cho pin bị phồng lên dẫn đến nguy cơ cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Nhiệt độ cao cũng làm cho phần cứng bên trong điện thoại bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, sử dụng điện thoại trong khi sạc sẽ khiến dây cáp sạc bị xoắn, uốn, kéo,… hoặc thậm chí sẽ bị hỏng. Đặc biệt là khi chơi game, tay của chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với cổng USB, làm cổng USB có thể bị mài mòn hoặc bị hỏng, gây ảnh hưởng đến quá trình sạc.

Bạn nên hạn chế tối đa hành động này để giúp việc sạc pin diễn ra hiệu quả, an toàn và tránh các nguy cơ đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, khi nhận thấy điện thoại có những dấu hiệu như tăng nhiệt độ lên bất thường thì bạn nên nhanh chóng rút sạc ra khỏi nguồn điện ngay lập tức để hạ nhiệt cho pin điện thoại của mình.

Sạc iPhone qua đêm có sao không?

Nhiều người vẫn có thói quen sạc pin qua đêm, lúc này pin sẽ lên 100% và nếu cứ để pin đầy như thế trong một thời gian dài thì sẽ làm pin nhanh chóng bị “lão hóa”. Để đảm bảo rằng tuổi thọ của pin được kéo dài, bạn không nên sạc pin qua đêm và chỉ nên sạc trong khoảng từ 70-80% pin là tốt nhất.

Sạc pin điện thoại lúc vào lúc không. Nguyên nhân từ đâu?

  • Lỗi do cáp sạc: có thể do bị đứt dây ngầm, bạn có thể kiểm tra bằng cách thử bằng một chiếc dây cáp khác
  • Lỗi do pin chai hỏng: Thông thường, pin smartphone sau 500 lần sạc sẽ bắt đầu giảm chất lượng. Thậm chí là bị phồng rộp, rò rỉ bên trong làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác của máy.
  • Cổng kết nối lightning, type C, micro usb: Có thể do lâu ngày không sử dụng hoặc không vệ sinh thường xuyên nên cổng kết nối bị bám bụi khiến cho smartphone xảy ra tình trạng sạc không vào hoặc sạc lúc vào lúc không
  • Lỗi do phần cứng: Nếu không phải do các nguyên nhân trên thì có thể smartphone của bạn đang gặp vấn đề liên quan đến phần cứng. Lúc này bạn cần đem máy đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành uy tín để tiến hành kiểm tra

Vậy là Tiki đã cùng với bạn điểm qua những nguyên nhân và cách khắc phục lỗi điện thoại sạc không vào pin. Hy vọng rằng bạn có thể tham khảo và nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Trong trường hợp các linh kiện điện thoại bị hư hỏng, bạn cũng không cần quá lo lắng vì Tiki sẽ luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những linh kiện điện thoại chất lượng với mức giá ưu đãi nhất. Ghé thăm Tiki mỗi ngày để nhanh chóng nắm bắt các chương trình ưu đãi của những sản phẩm chất lượng, chính hãng nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN