No menu items!
spot_img
HomeKhám PháKhi ăn uống có nên nói chuyện hay không? Những thói quen...

Khi ăn uống có nên nói chuyện hay không? Những thói quen xấu trong mâm cơm khiến bạn dễ nhiễm bệnh

Có những thói quen khi ăn uống tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến nhiều người dễ nhiễm bệnh.

Nói chuyện, cười đùa khi ăn

Những bữa ăn đối với người Việt Nam không chỉ để phụ vụ việc chống đói, cung cấp dinh dưỡng mà còn là nơi gắn kết gia đình. Nơi mọi người có thể cùng nhau trò chuyện vui vẻ.

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên mọi người không nên nói chuyện, cười đùa trong bữa ăn. Nên tập trung vào chuyện ăn uống để tập trung hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Bởi việc nói chuyện trong bữa ăn làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, viêm gan A, viêm phổi…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Đừng để ba thứ này lên tủ lạnh, không chỉ lãng phí điện mà còn phải chú ý vì nguy hiểm

thói quen xấu, thói quen khi ăn cơm, mâm cơm

Khi ăn uống không nên nói chuyện, cười đùa để tránh nguy cơ mắc các căn bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, viêm gan A, viêm phổi…

Ngoài ra, việc mải nói chuyện, không nhai kỹ đồ ăn sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, tăng nguy cơ hóc, sặc khi ăn.

Chấm chung

Chấm chung một bát muối, bột canh, nước mắm là thói quen của rất nhiều người Việt. Bà Nguyễn Thị Lâm khuyên nên thay đổi vì thói quen tiềm ẩn nhiều mối nguy bệnh tật lây qua đường miệng – miệng. Trong đó có tiềm ẩn lây nhiễm viêm gan A, virus Helicobacter pylori.

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này gây ra các bệnh dạ dày – tá tràng như chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng.

Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.

thói quen xấu, thói quen khi ăn cơm, mâm cơm

Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, virus qua đường ăn uống chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh. “Tốt nhất mỗi người nên có bát nước chấm riêng sẽ đảm bảo vệ sinh”, PGS Lâm nói.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Nam Em bức xúc vì tặng quà cho Nhã Phương trên sóng livestream nhưng bị chửi

Dùng đũa đang ăn gắp thức ăn cho người khác

Nhiều người Việt cho rằng việc dùng đũa gắp thức ăn cho người khác thể hiện sự quan tâm, chăm sóc dành cho nhau. Tuy nhiên, hành động này lại làm lây lan vi khuẩn, virus qua đường ăn uống.

PGS Lâm cho rằng, gắp thức ăn cho nhau bằng chính đũa ăn của mình làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp theo đường giọt bắn. Để tránh nguy cơ bệnh tật bạn nên thay đổi thói quen này bằng cách trên bàn ăn nên có một đôi đũa và một chiếc thìa được quy ước chỉ dùng gắp thức ăn từ đĩa chung về bát riêng.

thói quen xấu, thói quen khi ăn cơm, mâm cơm

Không rửa tay trước khi ăn

Nhiều người Việt vẫn có thói quen không rửa tay khi ăn. Hoặc chỉ rửa tay bằng nước mà không dùng xà phòng, nước rửa tay. Thói quen này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công khiến người là công việc ở văn phòng dễ mắc các bệnh về đường ruột chẳng hạn viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày…

thói quen xấu, thói quen khi ăn cơm, mâm cơm

Xem thêm

  • thói quen xấu, thói quen khi ăn cơm, mâm cơm

    Người tuổi thọ ngắn sẽ có 3 thói quen xấu khi ăn uống, mong các bạn đừng mắc phải nhé!

  • thói quen xấu, thói quen khi ăn cơm, mâm cơm

    Cứ ăn tối kiểu này, sớm muộn cũng bị ung thư

  • thói quen xấu, thói quen khi ăn cơm, mâm cơm

    Thói quen xấu khi dùng máy giặt khiến tiền điện tăng, tuổi thọ máy giặt giảm, sai lầm nhiều người mắc phải

  • thói quen xấu, thói quen khi ăn cơm, mâm cơm

    Những thói quen xấu này sẽ ‘cướp’ đi cuộc đời phụ nữ, đừng vội vui một lúc rồi để rồi hối hận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  3 mỹ nhân Hàn sở hữu nhan sắc cực phẩm: Hai người cưới chồng ngôi sao đều bị 'cắm sừng', người còn lại may mắn vì lấy chồng thường dân

Thùy Dương (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN