No menu items!
spot_img
HomeKhám PháLàm thế nào để bảo vệ cơ thể giữa thời tiết nắng...

Làm thế nào để bảo vệ cơ thể giữa thời tiết nắng nóng không bị sốc nhiệt?

Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, tiêu cơ vân và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, thậm chí nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến đột tử. Vậy phải làm sao để phòng tránh?

Sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể của bạn quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất, sốc nhiệt có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên đến 40 độ C hoặc cao hơn.

Sốc nhiệt cần được điều trị cấp cứu kịp thời, nếu không có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong.

sốc nhiệt, cách tránh sốc nhiệt, kiến thức

Sốc nhiệt làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong (Ảnh minh họa).

Những yếu tố dẫn đến sốc nhiệt có thể bao gồm:

– Tiếp xúc với môi trường nóng: Do nạn nhân ở trong môi trường nóng khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng. Loại sốc nhiệt này thường xảy ra sau tiếp xúc với thời tiết nóng và ẩm, đặc biệt là trong thời gian dài, ví dụ hai hoặc ba ngày. Thường gặp nhất ở người cao tuổi và ở những người có bệnh lý mạn tính.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Con trai đã 10 tuổi vợ chồng muốn sinh thêm, nhưng nghe xong câu nói của bé liền cùng nhau đi triệt sản

– Hoạt động gắng sức: Sốc nhiệt do gắng sức gây ra bởi tăng nhiệt độ cơ thể do hoạt động thể lực với cường độ cao trong thời tiết nóng. Bất cứ ai luyện tập hoặc làm việc trong thời tiết nóng đều có thể bị sốc nhiệt do gắng sức, nhưng thường gặp nhất là ở những người không thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Ngoài ra, đối với cả hai loại sốc nhiệt trên có thể xuất hiện do: Mặc quá nhiều quần áo khiến cho mồ hôi khó bay hơi để làm mát cơ thể; uống bia rượu có thể ảnh hưởng tới khả năng điều hòa thân nhiệt; mất nước do uống không đủ nước để bổ sung dịch cơ thể mất qua mồ hôi…

Ngoài ra, sốc nhiệt có thể gặp ở người uống rượu do có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, đặc biệt khi uống rượu lại đi ra ngoài trời nắng nóng. Một số yếu tố thuận lợi dễ xảy ra sốc nhiệt là nhiệt độ và, độ ẩm ngoài trời tăng cao hoặc hay gặp ở người mắc bệnh tim, tăng huyết áp hoặc rối loạn da hoặc do mắc bệnh ung thư.

Biểu hiện của sốc nhiệt

sốc nhiệt, cách tránh sốc nhiệt, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Theo PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu, sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, khát nước và chóng mặt. Nhưng sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước. Khi bị nặng hơn, người bị sốc nhiệt thường lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và nếu nặng có thể hôn mê, nếu cấp cứu không kịp thời có thể đột tử.

Một số triệu chứng kèm theo khi bị sốc nhiệt là đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt. Những triệu chứng sốc nhiệt nguy hiểm có thể xuất hiện như sốt cao, ngất xỉu (kiệt sức vì nóng), nặng sẽ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh như mê sảng, rối loạn hô hấp như thở nhanh, rối loạn tim mạch. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân lớn hơn hoặc bằng 400C là dấu hiệu chính của sốc nhiệt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Thực trạng của Trương Mạn Ngọc ở tuổi 59 bị vạch trần, khuôn mặt đầy nếp nhăn, mặc đồ hiệu nhưng sống trong khu thu nhập thấp

Ngoài ra, sốc nhiệt có thể thấy da nóng và khô khi chạm vào (tuy nhiên nếu sốc nhiệt do gắng sức, da thường bị ẩm ướt). Da nạn nhân ửng đỏ (da có thể chuyển thành màu đỏ khi thân nhiệt của nạn nhân tăng). Nhịp thở nhanh và nông. Tăng nhịp tim và mạch có thể tăng đáng kể, bởi vì, tim hoạt động mạnh nhằm tăng tuần hoàn, giúp làm mát cơ thể. Biến chứng do sốc nhiệt.

Sốc nhiệt là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt, là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, tiêu cơ vân và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

sốc nhiệt, cách tránh sốc nhiệt, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Làm gì khi gặp người bị sốc nhiệt?

Khi phát hiện người nghi bị sốc nhiệt cần nhanh chóng làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm, mát hoặc đưa vào trong nhà, ngay lập tức cởi bỏ bớt quần áo dư thừa của nạn nhân.

Song song phải làm mát người bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn như: phun nước mát, ngâm nước mát, nhúng khăn vào nước mát lau cho nạn nhân, có thể đặt túi nước đá, khăn lạnh vào đầu, cổ, nách, háng người bệnh.

Đồng thời cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn khác nếu họ có thể uống được. Cần khẩn trương gọi xe cấp cứu nhằm đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị ngay tránh xảy ra biến chứng.

Trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời, di chuyển một quãng đường dài khi trời nắng nóng thì cố gắng tránh thời điểm từ 12 giờ trưa đến 16 giờ. Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  'Đổ xăng đầy bình' và hai thói quen vừa hại xe lại tốn tiền mà nhiều tài xế không biết

Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha oresol… tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

sốc nhiệt, cách tránh sốc nhiệt, kiến thức

(Ảnh minh họa).

Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng nơi quy định.

Xem thêm

  • sốc nhiệt, cách tránh sốc nhiệt, kiến thức

    Bổ sung vitamin là cần thiết, nhưng có 5 loại vitamin tuyệt đối không được dùng quá liều

  • sốc nhiệt, cách tránh sốc nhiệt, kiến thức

    Mùa hè, ăn 3 loại trái cây này còn nhanh béo hơn cả cơm trắng, nỗ lực giảm cân cũng ‘công cốc’

  • sốc nhiệt, cách tránh sốc nhiệt, kiến thức

    Đi vệ sinh xong có nên đậy nắp bồn cầu không? Điều rất quan trọng mà không phải ai cũng thực hiện

  • sốc nhiệt, cách tránh sốc nhiệt, kiến thức

    Đồ uống là ‘vua giải khát’ ngày hè tuyệt đối không được dùng vào 4 thời điểm này, sai lầm rất nhiều người mắc phải

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN