No menu items!
spot_img
HomeKhám PháNăm 2024, chuyển đất vườn sang đất ở cần chuẩn bị hồ...

Năm 2024, chuyển đất vườn sang đất ở cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục gì?

Ngày nay, nhu cầu về chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở được nhất nhiều người quan tâm. Vậy thủ tục chuyển đổi đất vườn sang đất ở như thế nào?

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là một trong các thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai được rất được quan tâm. Luật đất đai cũng quy định cụ thể các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Theo Khoản 2 Điều 9 Luật đất đai 2024 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác.

– Đất trồng cây lâu năm.

– Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

– Đất nuôi trồng thủy sản.

– Đất chăn nuôi tập trung.

– Đất làm muối.

– Đất nông nghiệp khác.

đất vườn sang đất ở, thủ tục đất vườn sang đất ở, sổ đỏ, kiến thức

Thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở năm 2024.

Như vậy, theo Điều 9 Luật Đất đai 2024 thì pháp luật không có phân loại đất vườn vào nhóm đất nào. Tuy nhiên có thể dựa vào mục đích sử dụng đất có thể hiểu đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc đất trồng cây lâu năm (thuộc nhóm đất nông nghiệp).

Đồng thời, theo Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Từ năm 2024 -2025, đây là 10 trường hợp xây nhà không cần xin Giấy phép xây dựng

đất vườn sang đất ở, thủ tục đất vườn sang đất ở, sổ đỏ, kiến thức

Trình tự, thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở.

Các bước thực hiện:

Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc chuyển từ đất vườn sang đất ở được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ. Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).

Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ

– Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Cách 2: Nơi chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Tiếp nhận hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp (trong phiếu ghi rõ hạn trả kết quả).

+ Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu: Giai đoạn này thì người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất.

Bước 4. Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Tử vi 12 con giáp thứ 2 ngày 18/9/2023: Tuổi Dần tài lộc vượng phát, Thìn rơi vào bẫy kẻ tiểu nhân

Lưu ý: Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN