No menu items!
spot_img
HomeKhám PháNếu mắc 4 căn bệnh này thì dù nghiện rượu đến đâu...

Nếu mắc 4 căn bệnh này thì dù nghiện rượu đến đâu cũng nên ngừng uống, tất cả chỉ vì lợi ích của bạn mà thôi!

Uống rượu vốn luôn có hại cho sức khỏe, đặc biệt với 4 loại bệnh mạn tính dưới đây, chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo nên bỏ hẳn rượu bia để không làm tình trạng bệnh tồi tệ thêm.

Thứ nhất: Người mắc bệnh về đường tiêu hóa

uống rượu bia, rượu bia, chăm sóc sức khỏe

Chứng đầy bụng khó tiêu chính là tác hại điển hình của rượu bia đối với hệ tiêu hóa. Sau khi uống bia rượu quá đà, người uống dễ gặp phải tình trạng tức bụng, khó chịu, ợ hơi liên tục. Bia rượu đi vào cơ thể sẽ kích thích niêm mạc ruột, đại tràng nên dễ phát sinh đầy hơi, khó tiêu, thậm chí làm tổn thương niêm mạc đại tràng, gây nên các vết viêm loét. Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày còn có thể dẫn đến viêm đại tràng mạn tính.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Vợ cũ Shark Bình tự hào khoe thành tích học tập của ái nữ, dân tình trầm trồ vì đáng gờm

Chưa hết, bia rượu còn là “thủ phạm” gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Những người thường xuyên lạm dụng đồ uống có cồn rất dễ mắc phải tình trạng này. Nguyên nhân bởi các hoạt chất trong bia rượu làm giảm men tiêu hóa đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tổn thương niêm mạc thành ruột. Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón… hay bị người bệnh chủ quan bỏ qua.

Thứ hai: Bệnh nhân mắc bệnh tuyến tụy

uống rượu bia, rượu bia, chăm sóc sức khỏe

Rượu là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm tụy cấp. Rượu làm hẹp ống dẫn lưu dịch tuyến tụy, quá trình phân hủy rượu tạo nên những chất độc làm tổn thương các tế bào, hoại tử tế bào tuyến tụy, gây hiện tượng viêm tụy cấp. Vì vậy những người mắc bệnh tuyến tụy không nên sử dụng rượu bia để đảm bảo sức khỏe.

Thứ ba: Người mắc bệnh gan mật

uống rượu bia, rượu bia, chăm sóc sức khỏe

Cho dù bạn mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh xơ gan hay viêm gan thì việc uống rượu đều bị cấm. Gan là cơ quan trao đổi chất lớn nhất trong cơ thể, rượu chúng ta tiêu thụ phải đi qua gan để thải độc. Tuy nhiên, nhiều chất trong rượu được giữ lại trực tiếp ở gan do gan không thể chuyển hóa được. Một số chất độc hại có thể làm tổn thương tế bào gan, thậm chí có thể xảy ra tình trạng ung thư gan.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Trường hợp nào phải tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, tạm dừng hưởng lương hưu trong năm 2024?

Thứ tư: Bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim

uống rượu bia, rượu bia, chăm sóc sức khỏe

Rượu có thể làm giãn mạch máu và khiến con người hưng phấn. Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tăng huyết áp, đặc biệt là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp và bệnh tim thì phải thật sự hạn chế việc uống rượu.

Vì vậy, trước khi uống rượu, chúng ta nên xem xét thể trạng thời điểm đấy có khỏe mạnh không, dù có uống thì cũng không nên uống quá nhiều để đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm

  • uống rượu bia, rượu bia, chăm sóc sức khỏe

    Nấu cơm buổi sáng để mang tới văn phòng ăn trưa liệu có đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe?

  • uống rượu bia, rượu bia, chăm sóc sức khỏe

    Ăn sáng nên dùng đồ mặn hay ngọt là tốt nhất? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ

  • uống rượu bia, rượu bia, chăm sóc sức khỏe

    Khi bạn ngoài năm mươi, ba người thân thiết nhất với bạn sẽ quyết định hạnh phúc của bạn trong những năm cuối đời

  • uống rượu bia, rượu bia, chăm sóc sức khỏe

    Tục ngữ có câu: ‘Không muốn sống ngắn thì đừng ngủ ba lần’, ba loại giấc ngủ nào ảnh hưởng đến tuổi thọ?

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ăn miến có giảm cân không?