No menu items!
spot_img
HomeKhám PháNgày 22 tháng 12 là ngày gì?

Ngày 22 tháng 12 là ngày gì?

Một năm có rất nhiều ngày lễ kỉ niệm, trong đó có ngày 22 tháng 12 cũng là một ngày có ý nghĩa quan trọng. Đây là ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” – một nét đẹp độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.

Ngày 22 tháng 12 là ngày gì?

Ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng là ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Đây là một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa và tự hào đối với dân tộc Việt Nam, vì nó đánh dấu sự ra đời của một quân đội kiểu mới, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.

Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 thì ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

ngày 22/12, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân
Ngày 22 tháng 12 là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hay ngày truyền thống của Quân đội nhân dân?

Công nhân, viên chức quốc phòng có được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Mùng một Tết hãy bỏ một vật này vào hũ gạo ở nhà để mang lại may mắn, tài lộc kéo đến cả năm nhé

Chế độ nghỉ của công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) như sau:

Nghỉ lễ, tết:

1. Hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).

2. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.

Như vậy, theo quy định, hằng năm, công nhân, viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019 và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).

Lịch sử hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tháng 12 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” với 34 chiến sỹ. Đây là đội tuyên truyền, đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt từ Nam ra Bắc.

Tại khu rừng huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng vào ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã làm lễ thành lập có 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  'Tiền chọn người không phải người chọn tiền': 3 kiểu người tiền rất thích ở bên cạnh, sớm muộn cũng có phú quý

34 chiến sĩ với 34 khẩu súng họ là những người dũng cảm, kiên quyết trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,… họ có lòng yêu nước và căm thù giặc rất cao vì thế đã siết chặt họ thành 1 khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ được.

17 giờ chiều 25-12-1944 và 7 giờ sáng ngày 26-12-1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

Từ lúc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lập nhiều chiến công, luôn phát triển và trưởng thành. Từ đó ngày 22/12/1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ năm 1989, ngày 22/12 không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Ý nghĩa ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ngày 22/12 là một trong những ngày lễ, kỷ niệm trong tháng 12. Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ ra sức rèn luyện và không ngừng nâng cao cảnh giác, không ngại gian khổ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hộ, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Hai đồ vật thường thấy trên ban thờ của các gia đình, nhưng không phải ai cũng biết tên gọi chính xác là gì

Lê Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN