No menu items!
spot_img
HomeKhám PháNhững trường hợp đóng tiền BHYT được thanh toán trực tiếp, là...

Những trường hợp đóng tiền BHYT được thanh toán trực tiếp, là ai?

Người bệnh có tham gia BHYT sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây.

Theo quy định tại Điều 31 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2019/TT-BYT, người bệnh có tham gia BHYT sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đi khám, chữa bệnh tại cở sở y tế không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT. Ví dụ trong trường hợp cấp cứu, nhà người bệnh ở ngay cạnh một bệnh viện nhưng bệnh viện chưa ký hợp đồng BHYT, bệnh nhân vẫn được quyền vào đó và cơ quan BHXH phải thanh toán.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Quy luật của người giàu: Những người thực sự giàu có thường có hai đặc điểm rất kín đáo không thể che giấu

– Đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT nhưng thực hiện không đúng quy định về thủ tục khám, chữa bệnh BHYT.

Người bệnh đến khám không xuất trình được thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân, trẻ em dưới 06 tuổi không xuất trình được thẻ BHYT.

Trường hợp cấp cứu mà không xuất trình được thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân trước khi ra viện.

đóng tiền BHYT, thanh toán tiền đóng tiền BHYT, bảo hiểm y tế, kiến thức

Trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT (Ảnh minh họa).

Khám lại theo yêu cầu điều trị nhưng không xuất trình được giấy hẹn khám lại.

Chuyển tuyến điều trị không có hồ sơ chuyển viện.

– Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở.

– Trường hợp dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ BHYT của người bệnh.

– Người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ BHYT nhưng chưa được cấp lại.

Nếu đáp ứng được một trong các trường hợp kể trên thì người bệnh sẽ được cơ quan BHXH thanh toán lại một phần tiền viện phí mà người đó đã trả cho cơ sở y tế khi đi khám, chữa bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Tạ Đình Phong bị 'dìm hàng' khi đứng cạnh Song Seung Hun: Ai nghĩ anh kém tài tử 'Trái tim mùa thu' đến 4 tuổi

Trên cơ sở viện phí và mức hưởng trong phạm vi quyền lợi BHYT của người bệnh mà cơ quan BHXH sẽ thực hiện thanh toán số tiền bảo hiểm tương ứng.

đóng tiền BHYT, thanh toán tiền đóng tiền BHYT, bảo hiểm y tế, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT

Cụ thể tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT như sau:

– Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:

+ Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;

+ Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

– Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Phái đẹp sau tuổi 30 già nhanh là do '4 thừa - 2 thiếu', nên tập '3 tăng - 2 giảm' để được trẻ lâu

đóng tiền BHYT, thanh toán tiền đóng tiền BHYT, bảo hiểm y tế, kiến thức

(Ảnh minh họa)

– Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

– Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.

Xem thêm

  • đóng tiền BHYT, thanh toán tiền đóng tiền BHYT, bảo hiểm y tế, kiến thức

    Từ tháng 4/2024, đây là những trường hợp được nâng mức hưởng BHYT từ 80% lên 100%

  • đóng tiền BHYT, thanh toán tiền đóng tiền BHYT, bảo hiểm y tế, kiến thức

    Từ 1/4/2024: Đi xe máy không có bảo hiểm bắt buộc bị CSGT xử phạt bao nhiêu tiền? Nếu chưa có phải mua ngay!

  • đóng tiền BHYT, thanh toán tiền đóng tiền BHYT, bảo hiểm y tế, kiến thức

    Từ nay, người đi xe máy ra đường quên Bảo hiểm xe máy sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Biết để tránh thiệt thòi

  • đóng tiền BHYT, thanh toán tiền đóng tiền BHYT, bảo hiểm y tế, kiến thức

    Trường hợp nào thẻ BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán, người dân ai cũng nên biết

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN