No menu items!
spot_img
HomeKhám PháPhố Huế - Hà Nội: Có những điều mà ngay cả người...

Phố Huế – Hà Nội: Có những điều mà ngay cả người sống lâu năm cũng chưa biết

Có những thông tin về Phố Huế – Hà Nội mà ngay cả những người sống lâu năm ở thủ đô cũng chưa chắc đã biết!

Phố Huế, thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phố huế, hà nội

Phố Huế dài 1.266m, rộng 14m. Từ ngã tư phố Hàm Long – Hàng Bài đến phố Đại Cồ Việt – ô Cầu Dền cắt ngang qua các ngã tư Nguyễn Du – Lê Văn Hưu, Trần Nhân Tông – Trần Xuân Soạn, Tuệ Tĩnh – Hòa Mã, Tô Hiến Thành – Nguyễn Công Trứ.

Phố Huế dài 1.266m, rộng 14m

Phố huế, hà nội

Phố Huế xưa và nay

Từ ngã tư phố Hàm Long – Hàng Bài đến phố Đại Cồ Việt – ô Cầu Dền cắt ngang qua các ngã tư Nguyễn Du – Lê Văn Hưu, Trần Nhân Tông – Trần Xuân Soạn, Tuệ Tĩnh – Hòa Mã, Tô Hiến Thành – Nguyễn Công Trứ. Đây nguyên là một đoạn của con đường thiên lý xưa, nối kinh thành Thăng Long với các trấn, các tỉnh ở phía Nam.

So với địa thế các làng mạc đầu thế kỷ XIX, thì phố này chạy qua phần đất của những thôn sau (kể từ bắc xuống nam): phường Phục Cổ, thôn Giáo Phường, thôn Đông Hạ và thôn Yên Thọ. Tất cả đều thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Đông Hạ hợp với thôn Sài Tan, Cẩm Chỉ thành thôn Đông Tân, còn thôn Yên Thọ thì đổi ra là Yên Nhất, do hợp với thông Thống Nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Phòng trọ 'full tiện nghi' giá 800 nghìn ở Hà Nội, dân mạng trêu 'giống nhà vệ sinh có điều hòa'

Phố huế, hà nội

Phố huế, hà nội

Phố huế, hà nội

Hình ảnh tư liệu về Phố Huế xưa

Năm 1890, phố này đã được gọi là đường Huế (route de Hué). Năm 1945, đổi thành phố Duy Tân. Từ ngày giải phóng Thủ đô, đổi tên thành phố Huế, mang tên kinh đô Huế của nhà Nguyễn (từ 1802 – 1945), một địa danh lịch sử của nước ta. Nay thuộc các phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Ngô Thì Nhậm, phố Huế quận Hai Bà Trưng.

Vết tích các phường thôn cũ ở đây là những đình đền mà tới nay còn tồn tại: đình Phục Cổ là số nhà 14 phố Nguyễn Du, đình Giáo Phường là số nhà 83B phố Huế, đình Đông Hạ ở số nhà 133 phố Huế (còn đền của làng này ở tại số nhà 28 ngõ Huế) và đình Yên Nhất là số nhà 260 phố Huế.

Cuối cùng, phố Huế chấm dứt ở ô Cầu Dền: Đây là một cửa ô qua tường tòa thành đất vòng giữa bao bọc phần đông dân cư của Thăng Long xưa. So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì cửa ô này có tên là ô Yên Ninh. Nhưng tới bản đồ Hà Nội 1866 thì đã đổi tên là ô Thịnh Yên. Song dân chúng vẫn chỉ gọi là ô Cầu Dền.

Phố huế, hà nội

Phố huế, hà nội

Phố huế, hà nội

Phố Huế ngày nay

Ngày nay phố Huế là nơi sầm uất. Giữa phố có chợ: Chợ Hôm, là chợ lớn vào hàng thứ hai, thứ ba ở nội thành. Nhưng vào thời gian cuối thế kỷ XIX thì chỉ là một cái “chợ Hôm” tức là chợ chỉ họp buổi chiều hôm, chủ yếu là nơi mua bán mớ rau con cá vặt vãnh mà thôi. Thời đó các bà nội trợ muốn mua sắm nhiều thứ thì phải lên chợ Cầu Đông.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Bình nóng lạnh nên bật bao lâu thì tắt? Cách để tiết kiệm điện khi sử dụng bình nóng lạnh

Sang đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của thành phố, Chợ Hôm lớn dần lên thành chợ họp cả ngày, đồng bào các thôn xóm lân cận thường đem gà vịt ra bày bán ở hai bên cổng chợ. Cho nên một đoạn phố Huế này còn có tên là Hàng gà. Và để phân biệt với Hàng Gà – Cửa Đông người ta đã gọi chỗ này là Hàng Gà – Chợ Hôm hoặc Dốc Hàng Gà.

Hoàng Lê (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN