No menu items!
spot_img
HomeKhám PháTại sao trên mâm cơm cúng thường chỉ dùng gà luộc chứ...

Tại sao trên mâm cơm cúng thường chỉ dùng gà luộc chứ không phải thịt vịt, thịt ngan?

Không chỉ ngày xưa mà đến nay khi sắp mâm cúng rất ít gia đình thay đĩa gà luộc bằng thịt vịt hay thịt ngan.

Mâm cơm cúng là các mà các gia đình bày tỏ lòng thành kính với gia tiên. Vì thế, những đồ gì thơm ngon, không có ý nghĩa xấu… mới được dâng lên.

Gà luộc là món phổ biến thường xuất hiện trên mâm cớm cúng mà không phải ngan, vịt. Lý do sẽ được giải thích dưới đây:

mâm cúng, làm mâm cơm cúng, thịt gà luộc, kiến thức

Mâm cơm cúng thường dùng gà luộc (Ảnh minh họa).

Gà là loài vật nuôi trong nhà gần gũi và phổ biến hơn ngan, vịt. Gà đặc biệt gà trống còn biểu trưng cho sự dũng mãnh và oai vệ, cũng là sự kết nối với thần linh bởi tiếng gáy và tư thế của gà trống. Tiếng gáy của gà trống báo hiệu ngày mới, đánh thức vạn vật. Cúng gà trống để thể hiện kết nối giữa con người với thần tiên, tổ tiên. Gà trống mang biểu trưng phong thủy và tâm linh cao. Trong khi đó ngan, vịt lạch bạch, chậm chạp không oai vệ, lại hay xì xoẹt không mang tính biểu trưng tốt lành. Tiếng kêu của ngan vịt lại không hay và đồng âm với những từ không tốt lành.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vào ngày nào dương lịch?

mâm cúng, làm mâm cơm cúng, thịt gà luộc, kiến thức

Hơn nữa thịt ngan, vịt lại có mùi hôi không thơm như thịt gà nên khi dâng cúng sẽ không trang trọng, thậm chí làm rối loạn trường khí phòng thờ. Chính bởi thế nên in sâu trong truyền thống người Việt thì chỉ gà và lợn trở thành vật phẩm cúng.

Theo quan niệm truyền thống thì ngan, vịt, bò, trâu, chó không mang biểu trưng phong thủy với tư cách đồ cúng và tâm linh kết nối nên không dùng cúng mang ý nghĩa linh vật. Bởi thế thông thường thì dân gian sẽ kiêng làm các món có thịt vịt ngan để cúng. Dân gian thường truyền miệng có thờ có thiêng có kiêng có lành, thế nên tốt nhất cũng không cần thay đổi những điều không đáng phải thay đổi.

mâm cúng, làm mâm cơm cúng, thịt gà luộc, kiến thức

Bởi thế cũng tùy theo gia đình mà cảm thấy điều đó có kiêng kỵ hay không. Tuy nhiên ban thờ thần linh và gia tiên cũng rất chú trọng về việc sạch sẽ và tránh những mùi khó chịu. Thế nên tốt nhất là bạn nên cẩn trọng khi dâng cúng những thực phẩm này. Hơn nữa, nếu gia tiên và thần linh đã không quen dùng những món ăn này thì việc cúng cũng như vô nghĩa, thừa thãi, thậm chí như thế có thể bị xem là không chỉn chu. Vậy thì tốt nhất khi đã dâng cúng xôi, gà lợn, hoa quả thì không nên dâng thêm những thứ chó mèo ngan ngỗng, vịt, trâu bò.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Nếu có ung thư trong cơ thể, cổ có phải là tiên tri? 3 loại bất thường trên cổ có thể là cảnh báo bệnh tật hoặc ung thư

* Thông tin mang tính tham khảo

Xem thêm

  • mâm cúng, làm mâm cơm cúng, thịt gà luộc, kiến thức

    Bát hương nên bỏ tro hay cát? Đặt thêm thứ này lộc lá ùa về, con cháu trong nhà phất lên nhanh chóng

  • mâm cúng, làm mâm cơm cúng, thịt gà luộc, kiến thức

    3 dấu hiệu xấu trên bàn thờ, có thì sửa ngay kẻo gia tiên trách phạt, giàu có cũng lụi

  • mâm cúng, làm mâm cơm cúng, thịt gà luộc, kiến thức

    Nước cúng trên ban thờ nên là nước gì? Tưởng đơn giản mà rất nhiều người đang làm sai

  • mâm cúng, làm mâm cơm cúng, thịt gà luộc, kiến thức

    Trào lưu ‘ăn bông vạn thọ cùng mì tôm’ đang rần rần trên TikTok, bác sĩ nói gì?

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN