No menu items!
spot_img
HomeKhám PháTrong 'Tây Du Ký', mẹ của Quán Thế Âm Bồ Tát là...

Trong ‘Tây Du Ký’, mẹ của Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Tôn Ngộ Không sợ hãi, Như Lai tôn trọng, Thái Thượng Lão Quân kính nể vài phần

Thế giới nhân vật trong “Tây Du Ký” tồn tại không ít vị thần tiên bí ẩn sở hữu pháp thuật cao siêu mà so với họ, Tôn Ngộ Không còn kém xa.

Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của đại từ bi, nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong bể khổ. Trong “Tây Du Ký”, Quán Thế Âm Bồ Tát được Ngô Thừa Ân mô tả là một người vĩ đại như vậy. Suốt dọc đường đi lấy kinh Phật của thầy trò Đường Tăng gặp phải nhiều kiếp nạn, và hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát là người có tỷ lệ xuất hiện nhiều nhất để giúp sức giải nguy. Pháp lực của Bồ Tát cũng được xếp vào nhóm đại thần tiên hàng đầu trong tam giới.

tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

Vậy nếu Quán Thế Âm uy lực như vậy thì mẹ của ngài còn uy lực hơn nữa không? Giống như đại bàng và khổng tước, chúng là những nhân vật hung dữ. Mẹ của chúng có lai lịch không hề thấp. Tại kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng gặp Kim Sí Điểu, Thanh Sư và Bạch Tượng ở núi Sư Đà Lĩnh. Kim Sí Điểu (Đại Bàng Tinh) là con trai của Phượng Hoàng, tự xưng là cậu của Như Lai Phật Tổ, em trai của Khổng Tước Đại Minh Vương Bồ Tát. Kim Sí Điểu cũng là một trong số ít những yêu quái đánh bại được Tôn Ngộ Không.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  'Con gái hở hàm ếch' của Vương Phi lộ ảnh mới, môi từng được phẫu thuật giờ thay đổi, khí chất giống hệt người mẹ nổi tiếng

Sau khi thu phục được yêu quái, Phật Tổ Như Lai có giải thích về nguồn gốc của chim đại bàng và khổng tước. Từ thuở khai thiên lập địa, trong các loài biết bay thì phượng hoàng được xem như chúa tể. Phượng hoàng lại sinh ra hai thần điểu có sức mạnh khai thiên lập quốc là khổng tước và đại bàng, nên hai loài này có mối quan hệ gần gũi với nhau. Phật Tổ Như Lai từng bị khổng tước nuốt vào bụng, do đó định lấy tính mạng khổng tước để giúp đời. Tuy nhiên, chư vị thần phật bèn can ngăn, nói nếu Phật Tổ giết khổng tước thì chẳng khác nào giết cha mẹ của mình. Sau đó, khổng tước được phong làm Phật Mẫu, lấy danh hiệu Khổng Tước Đại Minh Vương Bồ Tát. Như vậy, mẹ của Kim Sí Điểu có sức mạnh rất lớn, đến Như Lai cũng không dám đối đầu.

tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

Trong thế giới của thần và quỷ, thời gian tu luyện rất dài. Càng lớn tuổi có nhiều năm tu hạnh thì pháp lực càng mạnh. Do đó, có thể suy luận về mặt lý thuyết rằng mẹ của Bồ Tát Quán Âm cũng là người sở hữu pháp thuật cao cường khiến Tôn Ngộ Không sợ hãi, Như Lai tôn trọng, ngay cả Thái Thượng Lão Quân cũng kính nể vài phần.

Trên con đường đi lấy kinh phật của thầy trò Đường Tăng, hầu hết các thảm họa đều do yêu quái gây ra, nhưng một số lại là do sắp xếp của các vị thần trong đó có “Tứ thánh thiền” nổi tiếng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Tục ngữ có câu: 'Đàn ông không lấy năm, đàn bà không lấy sáu', bạn có thấy điều đó có lý không? Nó có nghĩa là gì?

tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

Tại hồi “Tứ thánh thử lòng thiền”, Lê Sơn Lão Mẫu đã dẫn theo 3 vị Bồ Tát là Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Linh Cát Bồ Tát hóa thân thành 4 mẹ con của một gia đình giàu có nhưng chỉ toàn phụ nữ trong nhà. Mục đích là để thử thách lòng quyết tâm của thầy trò Đường Tăng trên đường hướng tới Linh Sơn.

Trong số đó, Lê Sơn Lão Mẫu trở thành người mẹ của 3 vị Bồ Tát. Tại sao 3 vị Quán Âm Bồ Tát đều sở hữu phát thuật cao cường lại chấp nhận gọi Lê Sơn Lão Mẫu là mẹ của mình? Hóa ra lai lịch của Lê Sơn Lão Mẫu thật sự quá lớn khiến 3 vị Bồ Tát khi nhìn thấy đều phải nghiêng mình kính cẩn.

tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

Tạo hình Lê Sơn Lão Mẫu và Quán Thế Âm Bồ Tát trong “Tây Du Ký” phiên bản 1986.

tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

Trong cuốn “Trường An Trí” ghi rằng: “Núi Lê Sơn là do thú cưỡi Nữ Oa cưỡi lên để đội đá vá trời hóa thành. Nữ Oa xưa ngự trị tại núi Lê Sơn, nay nơi đây hiện có đền thời Lê Sơn Lão Mẫu”. Như vậy có thể thấy Lê Sơn Lão Mẫu chính là hóa thân của Nữ Oa Nương Nương. Mặc dù nhân vật Nữ Oa không xuất hiện trong “Tây Du Ký”, nhưng trong văn hóa thần thoại Trung Hoa, Nữ Oa Nương Nương chính là mẹ của thiên nhiên và trời đất. Theo suy nghĩ của tác giả Ngô Thừa Ân, mẹ của Quan Âm Bồ Tát chính là Lê Sơn Lão Mẫu cũng chính là Nữ Oa Nương Nương. Vậy thân phận của Nữ Oa là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Lê Dương Bảo Lâm trách Trấn Thành không thương mình, màn đối đáp lầy lội làm dân tình cười bò

tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

Theo thong “Thần Dị Bản Ký”, Hồng Quân Lão Tổ do khí hồng mông hoang sơ sinh ra, từ khi chưa có vũ trụ, chưa có thế giới vật chất, ý thức tinh thần. Hồng Quân Lão Tổ xem như đấng tối cao, chí tôn, thiên hạ vô địch, ngài có 6 người đệ tử, đều đứng hàng Thánh Nhân trong thiên địa gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân), Thượng Thanh Thông Thiên Giáo chủ, Tây Phương Đại Giáo Chủ Tiếp Dẫn, Tây Phương Nhị Giáo Chủ Chuẩn Đề và Nữ Oa Nương Nương. Như vậy, thân phận của Nữ Oa tương đương với Tam Thanh.

tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

Trên đây chỉ là một trong muôn ngàn giả thiết về mẹ của Quán Thế Âm Bồ Tát. Rốt cuộc, thần thoại không chặt chẽ bởi nội dung là những câu chuyện được tích hợp và tinh chỉnh theo thời gian.

Xem thêm

  • tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

    Tại sao trên đầu Phật Như Lai lại có nhiều búi tóc nhỏ như vậy? Hóa ra đây chính là điều khiến Tôn Ngộ Không sợ hãi

  • tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

    Bảng xếp hạng 6 vị thần mạnh nhất ‘Tây Du Ký’: Quán Thế Âm Bồ Tát đứng cuối, Như Lai Phật Tổ không lọt top 3, người cuối mới bất ngờ

  • tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

    Trong ‘Tây Du Ký’, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới hợp sức vẫn không thể đánh bại Ngưu Ma Vương, tại sao một mình Na Tra lại hàng phục được?

  • tây du ký, bồ tát quán âm, như lai

    Trong ‘Tây Du Ký’, tại sao Vạn Thánh công chúa lại từ bỏ Bạch Long để kết hôn với yêu quái Cửu Đầu Trùng? Lý do rất đơn giản

Hoàng Anh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN