No menu items!
spot_img
HomeKhám PháTrong 'Tây Du Ký', thầy dạy phép thuật cho Trư Bát Giới...

Trong ‘Tây Du Ký’, thầy dạy phép thuật cho Trư Bát Giới là ai?

Trư Bát Giới được miêu tả rất vô dụng, không những lười nhác, mà còn hay ghen tỵ công lao, với đại sư huynh. Nhưng kỳ thực, nếu đánh giá toàn diện, pháp lực của bát giới, hoàn toàn không hề thua kém quá nhiều, so với Tôn Ngộ Không. Vậy ở kiếp trước thầy dạy phép thuật của hắn là ai?

Trong “Tây Du Ký” miêu tả 7 năm sau khi theo học Bồ Đề Tổ Sư, Tôn Ngộ Không nhất quyết không học Đạo, mà chỉ muốn học thuật trường sinh. Bồ Đề Tổ Sư tức giận song hiểu được thâm ý của con khỉ đá có căn cơ bèn lấy thước gõ vào đầu Tôn Ngộ Không 3 cái rồi chắp tay sau lưng quay vào đạo quán.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Ca sĩ TiTi (HKT) xác nhận kết hôn trong tháng 4, thiệp cưới chính thức hé lộ

Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

Bồ Đề Tổ Sư lấy thước gõ vào đầu Tôn Ngộ Không 3 cái để ra ám hiệu riêng dạy trò. Nửa đêm canh ba, Ngộ Không đến, Bồ Đề Tổ Sư gật gù khen Tôn Ngộ Không hiểu ý của mình bèn dạy y 72 phép thần thông biến hoá. Bồ Đề Tổ Sư nói rằng: “Khen cho ngươi hiểu ý ta lại hiếu học đến thế. Ta có hai loại phép thuật. Một loại có 36 phép, một loại có 72 phép biến hoá. Vậy ngươi muốn học loại nào?”. Ngộ Không mừng rỡ theo học Bồ Đề Tổ Sư 72 phép thần thông cùng thuật Cân đẩu vân.

Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

Kiếp trước Trư Bát Giới từng là Thiên Bồng Nguyên Soái trên Thiên đình.

Trong khi đó, trước khi bị đày xuống hạ giới, Trư Bát Giới từng là Thiên Bồng Nguyên Soái trên Thiên đình. Được biết, dựa theo cấp bậc của Đạo gia, Thiên Bồng Nguyên Soái (Trư Bát Giới) vốn có địa vị cao, là thủ lĩnh của Tứ Thánh Bắc Cực, dưới trướng còn có vài chục mãnh tướng. Không những thế, nhân vật này còn là tướng chỉ huy 8 vạn thuỷ binh canh giữ sông Ngân.

Để đạt được địa vị cao như vậy, bản thân Thiên Bồng Nguyên Soái cũng phải là nhân vật lợi hại và đủ bản lĩnh. Quả thật, nội công của Bát Giới vô cùng thâm hậu, dù chỉ sử dụng 36 phép Thiên Cang nhưng không hề thua kém 72 phép Thiên Địa sát của Tôn Ngộ Không. Trong đó, Bát Giới thậm chí còn lợi hại hơn Ngộ Không vì có khả năng “cải tử hoàn sinh”. Kỳ thực, nội công của Trư Bát Giới thuộc dạng cực kỳ thâm hậu. Pháp thuật và pháp lực của bậc đạo gia phải cao siêu lắm mới tu luyện được như Trư Bát Giới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Giò chả muốn biết có bị 'tưới đẫm' hàn the hay không, chỉ cần dùng loại củ này thử là ra ngay kết quả

Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

Phải chăng Trư Bát Giới cũng chính là đồ đệ của Bồ Đề Tổ Sư theo học Đạo pháp? Thế nhưng sự thật không phải vậy, trong 108 pháp thuật Thiên Cang Địa Sát, 36 pháp Thiên Cang tam thập lục biến là những pháp thuật dành cho thần tiên trên trời. Các đạo gia chân chính là người thông tuệ nhất, còn phép Địa sát dành cho những vị cao nhân ở dưới đất, thần tiên cai quản mặt đất. Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới mỗi người học một phép thuật kết hợp lại là 108 phép Thiên Cang Địa Sát thượng thừa mang ý nghĩa là tối cao, đạt trình độ cao nhất.

Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

Có một bí mật rằng: Nhiều người cho rằng gậy như ý của Tôn Ngộ Không (Định Hải Thần Châm) đây đã là vũ khí lợi hại nhất, trên thực tế, cây đinh ba của Trư Bát Giới mới đích thực là kỳ trân dị bảo. Theo nguyên tác, cây đinh ba của Bát Giới được Thái Thượng Lão Quân (Đạo Đức Thiên Tôn) luyện một thời gian rất lâu trong lò, sau đó tự tay rèn ra. Đây là lý do vì sao khi vũ khí của ba đồ đệ bị trộm, yêu quái lại chỉ mở tiệc mừng vì lấy được đinh ba. Cũng chính vì vậy, một số người nói rằng sư phụ của Trư Bát Giới là Thái Thượng Lão Quân. Điều này rất có thể xảy ra, bởi vì cây cào đinh ba chín răng của Trư Bát Giới là bảo vật được Thái Thượng Lão Quân tinh luyện tạo ra tặng cho đệ tử của mình.

Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư – thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho “Đại Thánh” trong những hồi đầu của truyện. Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem “Tây Du Ký”. Đạt đến trình độ thượng thừa của bậc tiên nhân, Bồ Đề Tổ Sư thông thạo 108 phép Thiên Cang Địa Sát – cảnh giới cao nhất của pháp thuật.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Con gái Quyền Linh tỏa sáng khi diện áo Nhật Bình, dung mạo đúng chuẩn Hoa hậu tương lai

Có một thuyết khác cho rằng Bồ Đề Tổ Sư chính là Thông Thiên Giáo Chủ – một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa “Tây Du Ký” với một tác phẩm khác là “Phong thần diễn nghĩa”. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.

Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

Cho dù Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới có chung một người thầy hay đó chỉ là thuyết âm mưu thì điều phải thừa nhận rằng ai sở hữu sức mạnh trong thiên hạ phải là người có căn cơ.

Xem thêm

  • Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

    Nhiều người đến giờ vẫn thắc mắc liệu Tôn Ngộ Không có phải yêu quái không?

  • Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

    Xót xa phận đời Kim Thánh nương nương của ‘Tây Du Ký’ phiên bản 1986: Mất tất cả vì sai lầm, bệnh tật và chết đau đớn nơi đất khách

  • Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

    Cô quả thực là ‘người phụ nữ đẹp nhất đại lục’, ở tuổi 71 vẫn đẹp đến nghẹt thở, khiến nhiều người nhìn chưa bước ra khỏi bộ phim ‘Tây Du Ký’

  • Trư Bát Giới, tây du ký, tôn ngộ không

    Trong ‘Tây Du Ký’, Quan Âm có pháp thuật cao được thiên đình kính trọng như vậy, sao lại ‘sợ’ Trấn Nguyên Tử? Xem ngài nói về Như Lai là rõ

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN