No menu items!
spot_img
HomeKhám PháTrong 'Tây Du Ký', vì sao Bạch Long Mã không dám trở...

Trong ‘Tây Du Ký’, vì sao Bạch Long Mã không dám trở lại hình người để chiến đấu với quái vật, lý do thực sự khiến người ta phải suy nghĩ

Nhiều người thường nói trong “Tây Du Ký” chỉ có bốn thầy trò Đường Tăng đi về phía Tây cầu kinh, thực tế còn có người thứ năm đi cùng họ, và nhân vật này chính là Bạch Long Mã.

Ít ai biết rằng, bên cạnh Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng, Bạch Long mã cũng là một đồ đệ của Đường Tăng, và là một phần không thể thiếu trong nhóm bảo vệ sư phụ trên đường đến Tây Thiên thỉnh kinh. Trong nguyên tắc, Bạch Long Mã được miêu tả là Tiểu Bạch Long, vốn là Tam Thái tử của Tây Hải Long Vương. Sau khi được Bồ Tát Quán Thế Âm quy y, hắn phò tá Đường Tăng đi lấy kinh và tu hành chính đạo. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây: Tại sao Đường Tăng bị bắt nhiều lần trong “Tây Du Ký” mà Bạch Long Mã hầu như không biến thành hình dạng con người để cùng 3 sư huynh chiến đấu với quái vật? Trên thực tế, có một lý do đằng sau điều này đáng để suy ngẫm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Người phỏng vấn hỏi: 1 + 1 bằng bao nhiêu? Cô chỉ đáp lại có 4 chữ và được thuê ngay tại chỗ

bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

Đầu tiên nói một chút tại sao Tiểu Bạch Long lại biến thành ngựa bạch? Theo nguyên tác, Tiểu Bạch Long bị kết án tử hình vì đốt viên ngọc do Ngọc Hoàng tặng làm quà cưới. Nguyên nhân là vì hắn phát hiện vị hôn thê của mình là Công chúa Vạn Thánh đã lừa dối, ngoại tình với Cửu Đầu Trùng, Bạch Long đã phá phách đồ đạc trong cơn tức giận, vô tình làm hỏng đồ quý do Ngọc Hoàng tặng nên đã phạm tội. Trong lúc bị treo giữa trời chờ chết thì được Quán Thế Âm cứu và quy y, chỉ điểm đợi Đường Tăng tới và phò tá sư phụ đi lấy kinh.

bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

Tuy nhiên, do một số tình huống vô tình kết hợp, Bạch Long đã ăn nhầm con ngựa trắng của Đường Tăng. Vì vậy, để trừng phạt hắn, Quán Thế Âm đã thu ngọc rồng, buộc hắn biến thành ngựa và trở thành thú cưỡi của Đường Tăng.

bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

Trong “Tây Du Ký”, Bạch Long mã nguyên là Tam Thái tử của Tây Hải Long vương.

Trong suốt hành trình thỉnh kinh, Bạch Long Mã được ít người chú ý nhất bởi nhân vật này gần như không bao giờ tham gia vào các trận đánh với yêu quái và không mấy khi thể hiện tài phép của mình biến thành người. Trong suốt hành trình đi thỉnh kinh, Bạch Long Mã chỉ trở lại hình dạng con người hai lần.

bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

Lần thứ nhất là sau khi Đường Tăng đuổi Tôn Ngộ Không đi thì bị yêu quái biến thành một con hổ và bị giam cầm. Trong khi Trư Bát Giới và Sa Tăng cũng không thể đánh bại yêu quái thì Bạch Long Mã đã biến thành một cung nữ để ám sát kẻ thù. Dù điều kiện bất lợi nhưng ngựa trắng của Đường Tăng vẫn một mình dũng cảm đi đánh yêu quái. Cuối cùng phải tạm tìm đường thoát thân khi bị thương. Vào thời khắp nguy nan, Bạch Long Mã vẫn bình tĩnh khuyên Trư Bát Giới mời đại sư huynh Tôn Ngộ Không về cứu sư phụ. Chi tiết này cũng chứng tỏ bản lĩnh gan dạ của Bạch Long Mã khi một mình đương đầu với yêu quái để bảo vệ sự phụ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Hot girl Ly Kute tung ảnh cưới, nhắn nhủ hội chị em sau hôn lễ

Lần thứ hai là khi tới tế Trại Quốc gặp việc bảo Phật bị đánh cắp, người lấy trộm di vật chính là người tình của Công chúa Vạn Thánh. Sau khi Bạch Long Mã biết chuyện này, hắn đã biến thành hình dạng con người và đến gặp Công chúa Vạn Thánh để lừa lấy lại bảo Phật.

bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

Về phần tạo sao trên đường lấy kinh, Bạch Long Mã hiếm khi biến thành người để cùng với 3 sư huynh đánh yêu quái có hai lý do:

Một là do ngọc rồng không có trong cơ thể nên pháp lực của Bạch Long bị giảm đi rất nhiều, điều này khiến hiệu quả chiến đấu thấp, rất dễ bị thương khi đánh nhau với yêu quái. Hơn nữa, ba vị sư huynh có pháp lực rất lớn nên không cần đến Bạch Long.

Thứ hai là lời khuyên của Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi Đường Tăng đến phương Tây thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không và Bát Giới, Sa Tăng mặc dù có thần thông cường đại như vậy, nhưng họ vẫn từng bước vượt qua các kiếp nạn đến Tây Thiên để thỉnh kinh. Tục ngữ có câu, lòng thành dẫn đến tâm linh, cho nên Bạch Long thân mang tội, đương nhiên phải chuyên tâm để hoàn thành công đức của mình.

bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

Vì vậy, Bạch Long cần mẫn làm thú cưỡi của Đường Tăng suốt dọc đường đi thỉnh kinh. Nhân vật Bạch Long Mã là sự tượng trưng về “ý” trong Phật giáo. Cái “ý” ở đây chính là ý chí, sự quyết tâm tiến về phía trước không lùi lại. Cũng bởi con ngựa này luôn tiến về phía trước mới có thể chở được Đường Tăng tới Tây Phương. Cũng chính nhờ sự nỗ lực và kiên trì ncủa mình mà cuối cùng hắn đã có thể lấy lại được thân rồng của mình và tu thành chính quả, được phong Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Con cái luôn thích đi ngược lại cha mẹ? Học ngay 3 chiêu này để dễ dàng khuất phục 'những đứa trẻ nổi loạn'

Xem thêm

  • bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

    Trong ‘Tây Du Ký’, khó trách Trư Bát Giới đòi chia hành lý và không muốn đi lấy kinh Phật, cho dù trở thành Bồ Tát cũng sẽ mất đi những đặc quyền này

  • bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

    Có một sơ hở trong Tây Du Ký được học sinh tiểu học chỉ ra, các học giả thẳng thắn nói: 400 năm qua chưa có ai phát hiện!

  • bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

    Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất

  • bạch long mã, tây du ký, đường tăng, tôn ngộ không

    Tại sao Quan Âm tìm 4 đồ đệ cho Đường Tăng đều là người phạm luật trời? Chỉ cần đọc tên bốn người là bạn sẽ hiểu

Hoàng Anh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN