No menu items!
spot_img
HomeKhám PháTrứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút - trứng nào bổ...

Trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút – trứng nào bổ dưỡng hơn? Chuyên gia: Có 1 loại trứng càng ăn ít càng tốt

Trứng chứa 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần, rất quan trọng cho sự phát triển và phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, loại trứng sau đây lại được khuyến nghị không nên sử dụng nhiều.

Từ lâu, trứng được biết đến là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Chúng thường giàu chất béo, cholesterol, lecithin, có hàm lượng protein cao, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác rất. Đặc biệt, các loại axit amin có trong trứng rất quan trọng cho sự phát triển và phục hồi của cơ thể. Còn lượng protein dồi dào sẽ giúp cơ thể sản sinh ra enzym, hormone và các phân tử sinh học quan trọng khác để duy trì các chức năng bình thường. Vì vậy, các bác sĩ khuyên chúng ta nên ăn trứng thường xuyên, với số lượng nhất định, rất có lợi cho cơ thể.

Trong cuộc sống, loại trứng chúng ta ăn nhiều nhất là trứng gà. Nhưng nếu so sánh với các loại trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút khác thì đâu là loại giàu dinh dưỡng hơn? Tác dụng của chúng với sức khỏe có giống nhau hay không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Sống thử trước hôn nhân: Nên hay không? 8 câu hỏi bạn phải trả lời trước khi 'góp gạo thổi cơm chung'

Trứng gà

Trứng gà rất giàu vitamin D, vitamin B12, sắt, selen, lecithin, choline và các chất dinh dưỡng khác. Vitamin D có trong chúng có thể duy trì sức khỏe của xương, vitamin B12 có thể duy trì sức khỏe của hệ thần kinh. Hàm lượng sắt dồi dào là thành phần quan trọng của máu, có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Đồng thời, selen là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do. Các lecithin có thể duy trì sự ổn định và tính lưu động của màng tế bào, từ đó duy trì các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Còn choline là thành phần quan trọng của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, có tác dụng tăng cường trí nhớ và khả năng học tập của não. Vì thế, trứng gà có thể đem tới những lợi ích toàn diện cho sức khỏe.

Trứng, tác dụng của trứng, loại trứng không nên ăn nhiều

Trứng vịt

Theo Đông y, trứng vịt có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ âm, thanh phổi, trị kiết lỵ. Chúng thường được dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản nhiệt, ho khan ít đờm, đau họng, khản giọng, mất tiếng. Hơn nữa, trứng vịt còn rất giàu chất dinh dưỡng như “vitamin A, vitamin B2, vitamin D, phospholipid, canxi, sắt, phốt pho, kali”. Ngoài ra, trứng còn là thực phẩm bổ dưỡng rất thích hợp để sử dụng hàng ngày.

Trứng ngỗng

Trứng ngỗng tuy hiếm trên thị trường nhưng nhiều người vẫn thường tặng trứng ngỗng cho bệnh nhân đã phẫu thuật hoặc bị bệnh lâu ngày. Vì hàm lượng chất béo trong trứng ngỗng cao hơn đáng kể so với các loại trứng khác, có thể bổ sung khí, chống cảm lạnh và tăng tốc độ phục hồi cơ thể. So với các loại trứng khác, trứng ngỗng có kết cấu đặc hơn, mùi nồng nên một số người không thích ăn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Những món ăn sáng tiêu mỡ, giảm cân cực nhanh

Trứng cút

Trứng cút là loại trứng được nhiều người thích ăn, tuy trông nhỏ nhắn nhưng giá trị dinh dưỡng lại không hề thấp. Theo nghiên cứu, trứng cút rất giàu protein, cephalin, lecithin, vitamin A, vitamin B2, sắt, phốt pho, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Ăn trứng cút thường xuyên có thể nuôi dưỡng làn da, tốt cho thận và tăng cường trí não.

Trứng, tác dụng của trứng, loại trứng không nên ăn nhiều

Lựa chọn sử dụng trứng thế nào?

Có thể thấy, mỗi loại trứng đều đem tới những tác dụng bổ dưỡng nhất định cho cơ thể, khó có thể phân biệt loại nào bổ dưỡng nhất. Thay vào đó, đối với từng đối tượng, nhóm người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên ưu tiên sử dụng các loại trứng khác nhau.

Chẳng hạn, trẻ nhỏ cần bổ sung nhiều vitamin A, nhóm B, folate, vitamin D nên ăn trứng cút hoặc trứng gà.

Người trưởng thành nên ăn trứng vịt sẽ có nhiều năng lượng bù đắp, năng lượng mất đi khi lao động và học tập. Tuy nhiên, người có chế độ ăn kiêng thì nên lưu ý không ăn trứng vịt do nhiều năng lượng.

Những người già, cao huyết áp, người dễ có nguy cơ bị tim mạch hay người có hàm lượng cholesterol trong máu cao nên hạn chế ăn trứng cút bởi vì trong thành phần của trứng cút có chứa một lượng lớn cholesterol.

Những loại trứng nên hạn chế, ăn càng ít càng tốt

Trứng để qua đêm

Dù là loại trứng nào cũng không nên ăn sau khi để qua đêm, vì bản thân trứng là thực phẩm giàu protein. Nếu để quá lâu, một số vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trứng và sinh sôi, vi trùng và các chất có hại cũng được sản sinh ra. Khi đó, người sử dụng rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, không còn đảm bảo an toàn sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Trong thế giới động vật, con đực thường đẹp hơn con cái, tại sao ở thế giới loài người lại ngược lại?

Trứng bắc thảo

Trứng, tác dụng của trứng, loại trứng không nên ăn nhiều

Trứng bắc thảo là món ăn ngon, mát, khá nổi tiếng ở Trung Quốc trong mùa hè dù chúng gây ảnh hưởng đến hấp thu, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể nếu ăn nhiều. Vì thế, phụ nữ có thai, người già và trẻ em có tỳ dạ dày yếu thì không nên ăn.

Ngoài ra, rất khó phân biệt trứng bắc thảo trên thị trường được ngâm từ hóa chất công nghiệp hay thực phẩm. Nếu là hóa chất công nghiệp, những chất độc hại này sẽ ngấm vào trứng, tích tụ vào cơ thể khiến lượng kim loại nặng vượt ngưỡng, từ đó gây tổn thương cho gan, đặc biệt là những người bệnh thiếu gene càng dễ bị trúng độc.

Theo các chuyên gia, cách duy nhất để kiểm chứng trứng bắc thảo độc hay không là phải kiểm tra đầu vào, giám sát quá trình chế biến.

Xem thêm

  • Trứng, tác dụng của trứng, loại trứng không nên ăn nhiều

    Khi làm trứng ốp la, bạn không nên đổ dầu vào chảo trước mà làm thêm một bước nữa để trứng mềm trong, vàng ngoài mà không dính nhé!

  • Trứng, tác dụng của trứng, loại trứng không nên ăn nhiều

    Sốc! “Kẻ thù” của trứng rất phổ biến, đừng ăn chung, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối!

  • Trứng, tác dụng của trứng, loại trứng không nên ăn nhiều

    Tôi không bao giờ lãng phí cơm thừa ở nhà! Thêm 2 quả trứng và lấy ba bát cơm thừa làm theo cách này thì ăn không đủ

  • Trứng, tác dụng của trứng, loại trứng không nên ăn nhiều

    Khi chiên trứng ốp nên dùng “dầu lạnh” hay “dầu nóng”? Nhiều người đã mắc sai lầm, chẳng trách dính chảo và không ngon

Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN