No menu items!
spot_img
HomeKhám PháTừ đầu tháng 7/2024, điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục...

Từ đầu tháng 7/2024, điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục thay đổi thế nào?

Nắm rõ những sửa đổi trong quy định mới để đi khám bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT) không bị thiệt thòi.

Hiện hành, trên thẻ BHYT sẽ ghi nhận thông tin thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Từ ngày 1/1/2024 – 30/6/2024, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (6 tháng lương cơ sở) được hưởng các quyền lợi BHYT 5 năm liên tục.

bảo hiểm y tế, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế, kiến thức

Điều kiện hưởng BHYT 05 năm liên tục có sự thay đổi từ đầu tháng 7.

Tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định về điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục như sau:

Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 Luật Bảo hiểm y tế thì được quỹ BHYT hanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Trắc nghiệm tâm lý: khi bước vào quán bar, bạn sẽ ngồi ở đâu, và đo lường tính cách thật của bạn!

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

Nội dung này được hướng dẫn tại theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

– Có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên.

– Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ BHYT.

Ví dụ: Thẻ BHYT có mức hưởng 80% thì người bệnh phải đồng chi trả 20% trong tổng chi phí thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.

– Đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục từ 1-1-2024 – 30-6-2024

Từ ngày 1-1-2024 – 30-6-2024, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (6 tháng lương cơ sở) được hưởng các quyền lợi BHYT 5 năm liên tục.

Ngoài ra, người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế có chi phí cho một lần dưới 270.000 đồng thì được BHYT chi trả 100%, người bệnh được khám chữa bệnh miễn phí.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Ăn bánh trung thu như thế nào để tốt cho sức khỏe?

bảo hiểm y tế, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế, kiến thức

Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục từ 1-7-2024 thay đổi thế nào?

Dự kiến từ ngày 1-7-2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương công chức, trong đó có nội dung bãi bỏ lương cơ sở.

Như đã đề cập, điều kiện tính hưởng BHYT 5 năm liên tục hiện nay có căn cứ vào mức lương cơ sở. Nếu thực hiện bỏ lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 thì điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục sẽ dựa theo căn cứ nào?

Về vấn đề này, tại khoản 13 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi Luật BHYT có đề cập như sau:

“13. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

1. Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ BHYT hanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

… d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn mức quy định của Chính phủ, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;…”

Như vậy, theo đề xuất trên, số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm sẽ không còn tính theo lương cơ sở mà sẽ tính theo mức do Chính phủ quy định.

Có thể thấy, việc cải cách tiền lương công chức cũng có sự tác động đến điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh gây mê với nhan sắc như công chúa mùa xuân, tiết lộ sự khó tính khi nuôi con

Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2023

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP , như sau:

Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở;

Người thứ hai: 70% mức đóng của người thứ nhất (3,15% mức lương cơ sở).

Người thứ ba: 60% mức đóng của người thứ nhất (2,7% mức lương cơ sở).

Người thứ tư: 50% mức đóng của người thứ nhất (2,25% mức lương cơ sở).

Người thứ năm trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất (1,8% mức lương cơ sở).

Từ 01/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng, mức đóng BHYT hộ gia đình, như sau:

Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm (trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm).

bảo hiểm y tế, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế, kiến thức

Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm (trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm).

Người thứ ba: 48.600 đồng/tháng; 583.200 đồng/năm (trước 1/7: 40.230 đồng/tháng; 482.760 đồng/năm).

Người thứ tư: 40.500 đồng/tháng; 486.000 đồng/năm (trước 1/7: 33.525 đồng/tháng; 402.300 đồng/năm).

Người thứ năm trở đi: 32.400 đồng/tháng; 388.800 đồng/năm (trước 1/7: 26.820 đồng/tháng; 321.480 đồng/năm).

Xem thêm

  • bảo hiểm y tế, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế, kiến thức

    Năm 2024, muốn chuyển tuyến khám chữa bệnh nhất định phải có loại giấy tờ này

  • bảo hiểm y tế, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế, kiến thức

    Người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng 3 quyền lợi mới này

  • bảo hiểm y tế, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế, kiến thức

    Nhìn ký tự này trên thẻ bảo hiểm y tế biết ngay bạn được hưởng mức nào? Ai được 100%?

  • bảo hiểm y tế, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế, kiến thức

    6 đối tượng đi khám trái tuyến vẫn được hưởng bảo hiểm y tế 100%, xem bạn có không?

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN