No menu items!
spot_img
HomeKhám Phá'Vắng như chùa Bà Đanh', chùa Bà Đanh là có thật, nằm...

‘Vắng như chùa Bà Đanh’, chùa Bà Đanh là có thật, nằm ở tỉnh nào của nước ta?

Hầu như ai cũng từng câu thành ngữ ‘Vắng như chùa Bà Đanh’ nhưng địa danh này ở đâu thì không phải ai cũng biết.

Ý nghĩa của câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” là tình trạng vắng vẻ, thiếu thốn khách viếng thăm hoặc con người ở một nơi nào đó lẽ ra phải đông đúc người.

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam

Thực chất, địa điểm chùa Bà Đanh là có thật, nằm ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý gần 7km. Ngôi chùa này còn có tên là Bảo Sơn tự – một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.

Người dân địa phương giải thích về tên gọi chùa Bà Đanh như sau, ngôi chùa này thờ vị nữ thần linh thiêng trông coi việc điều khiển mưa gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu (vị thần này chính là Pháp Vũ như đã nói ở trên). Chùa được xây dựng ở làng Đanh nên được gọi là “chùa Đức Bà làng Đanh”, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Tin vui đầu năm: Diễn viên Bảo Anh 'Người phán xử' đón con thứ ba

Tại sao lại nói: “Vắng như chùa Bà Đanh” là do trước đây chùa Bà Đanh nằm ở vị trí xa dân cư, ba mặt là sông, lối đi duy nhất dẫn vào chùa lại qua rừng rậm, có thú dữ nên ít ai dám vào. Cách đến chùa an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy. Do đi lại bất tiện nên chùa vắng vẻ, ít khách hành hương.

Ngày nay, chùa Bà Đanh không còn vắng mà là một điểm du lịch nổi tiếng. Chùa Bà Đanh cùng với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn, khu du lịch sinh thái Tam Chúc, Bát cảnh Tiên hợp thành một tua du lịch kết hợp cả đường thuỷ và đường bộ rất hấp dẫn du khách.

Bà Đanh, chùa Bà Đanh ở đâu, kiến thức

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam.

Chùa Bà Đanh nằm trên khu đất rộng khoảng 10ha ở nơi sơn thủy hữu tình, ba mặt có dòng sông Đáy bao quanh. Khuôn viên chùa có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Ngôi chùa được cho là xây dựng từ thế kỷ thứ 7, ban đầu rất nhỏ. Đến thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), chùa Bà Đanh được mở rộng và xây dựng to đẹp như hiện nay. Chùa thờ Pháp Vũ – một trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện – các vị Phật có nguồn gốc từ các nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm Mây, Mưa, Sấm, Chớp).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Hà Tăng khoe thành quả dạy con, ái nữ bé tí đã làm được điều này cho em trai

Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa.

Chùa Bà Đanh ở Hà Nội

Chùa Bà Đanh ở Hà Nội còn được biết đến với cái tên chùa Châu Lâm hay chùa Phúc Châu nằm sâu trong ngõ 199 làng Thụy Chương nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Chùa được xây dựng năm 1497 và được tu sửa lần đầu vào năm 1889.

Thời xưa, ngôi chùa rất vắng vẻ. Sở dĩ có tên nôm là Bà Ðanh vì Bà Ðanh là người trông coi chùa một thời gian dài. Vì vắng người đến chùa lễ bái nên thấy nơi nào vắng vẻ, người ta nói “vắng như chùa Bà Ðanh” và câu này đã trở thành thành ngữ.

Bà Đanh, chùa Bà Đanh ở đâu, kiến thức

Chùa được lợp mái ngói đỏ và trần làm bằng gỗ, trên các mảng tường mặc dù đã cũ, vẫn còn những họa tiết trang trí như “long, ly, quy, phượng”. Số lượng tượng Phật trong chùa gồm tượng Phật, tượng Tổ, tượng Mẫu, hiện còn được bảo quản khá tốt. Ngoài ra, chùa còn có chuông đồng, khánh đồng, hoành phi, câu đối. Nhìn chung, kiến trúc chùa Bà Đanh không quá đặc sắc nhưng vẫn thể hiện được đặc trưng, mang vẻ đẹp riêng và tinh tế của một ngôi chùa cổ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  4 thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/7, người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Khuôn viên chùa Bà Đanh hiện tại có tổng diện tích khoảng hơn 4000 m2, tiêu biểu cho kiến trúc cổ với chất liệu gỗ truyền thống. Nếu đi thẳng từ ngõ 199 Thụy Khuê vào trong khoảng 50m sẽ thấy cổng chính của chùa, tuy đã cũ nhưng vẫn còn chắc chắn. Màu sơn vàng trên trụ cổng đã nhạt đi nhiều, nhưng biển đề “Chùa Châu Lâm” màu vàng đậm nổi bật trên nền đỏ vẫn còn rất rõ.

Giữa lòng Thủ đô náo nhiệt, chùa Bà Đanh nằm lặng lẽ, không tấp nập chư khách thập phương đến hành lễ. Trong khuôn viên chùa có vườn cây, ao cá, hàng gạch đỏ, có cả đất trồng rau… những chi tiết gợi về những ký ức xa xưa của rất nhiều người.

Xem thêm

  • Bà Đanh, chùa Bà Đanh ở đâu, kiến thức

    ’49 chưa qua 53 đã tới’, câu nói của người xưa muốn nhắc tới điều gì?

  • Bà Đanh, chùa Bà Đanh ở đâu, kiến thức

    Không phải ai cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người thuộc trường hợp sau cần lưu tâm

  • Bà Đanh, chùa Bà Đanh ở đâu, kiến thức

    Trồng hoa giấy trong chậu, để gốc to khỏe, hoa nở rực rỡ quanh năm, dưới đây là hướng dẫn chi tiết

  • Bà Đanh, chùa Bà Đanh ở đâu, kiến thức

    Tại sao hầu như mọi thang máy đều lắp gương? Không đơn giản chỉ để chỉnh trang đầu tóc

Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN